37 tháng tuổi

37 tháng tuổi: Kể chuyện là một bước tiến vĩ đại trong sự phát triển của bé
37-thang

Hơn 3 tuổi, bé đã nhận biết được sự khác biệt giữa con người với con người (như là nam và nữ); các sự vật, hiện tượng… trong thế giới. Và ở giai đoạn này, bé cũng đã biết cách kể chuyện cho bạn nghe. Khi những cuộc gặp gỡ, trao đổi của bé với mọi người xung quanh ngày một tăng lên thì cũng là lúc bạn cần dạy cho bé về “nghệ thuật đối thoại” trong cuộc sống.

Những ngày truyền thống của gia đình

Những ngày truyền thống của gia đình là những ngày sinh nhật, nghỉ lễ và nghỉ giữa các mùa, giúp các gia đình thêm gắn bó và vững chắc hơn. Nghĩ lại về tuổi thơ của chính mình, bạn có thể nhớ mùi vị của chiếc bánh sinh nhật, đặc biệt là khi mẹ tự làm hoặc mua từ các cửa hàng về cho mình.

Bây giờ là lúc rất thích hợp để bạn bắt đầu tạo ra những kỷ niệm như thế cho con của bạn. Những dịp kỷ niệm này là một cách để kết nối mọi người trong gia đình với nhau. Gia đình bạn có thể cùng nhau làm việc để tạo ra chiếc bánh mừng ngày sinh nhật bà của bé. Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ những câu chuyện từ cuộc sống riêng của mình cũng như của các thế hệ trước để bé hiểu thêm về những ngày truyền thống của gia đình. Ví dụ, “Bà và mẹ thường làm những chiếc bánh này khi mẹ bằng tuổi con bây giờ. Mẹ vẫn còn nhớ, bà đã cho mẹ khuấy bột như thế nào và mẹ cùng bà đã trang trí nho khô, các hạt nhỏ trang trí trên bánh như thế nào nữa cơ”. Những kỷ niệm là một hình thức duy trì gia đình dòng tộc, mà đặc biệt quan trọng trong thời đại các gia đình mở rộng và thường phân tán khắp nơi.

Những dịp kỷ niệm có thể đoán trước được cũng giúp bé cảm thấy an toàn hơn. Mặc dù, bé 3 tuổi không thể nhớ những gì đã xảy ra khi chúng 2 tuổi,  nhưng qua năm tháng chúng sẽ nhớ được nhiều về diện mạo các buổi lễ đã diễn ra này.

Kỹ năng đọc của bé

Khi đi qua vạch kẻ sang đường, trẻ sẽ thốt lên,:“vạch sang đường!” Việc nhận ra các biểu tượng là một trong những bước đầu tiên trong việc tập đọc. Trong khi hầu hết trẻ em chưa sẵn sàng tập đọc cho đến 2 năm nữa, thì nhiều bé ở tuổi này được gọi là đọc sớm trước tuổi.

Điều quan trọng là bạn hãy dạy bé chữ cái và phát âm, những kỹ năng tách biệt này sẽ không biến trẻ thành một người đọc tốt một cách diệu kỳ. Trên thực tế, những người thợ quá xuất chúng có thể gây ra sự mất hứng đối với những đứa trẻ vẫn chưa sẵn sàng. Với nhóm tuổi này, tốt hơn là chỉ nên chơi đùa với ngôn ngữ thôi, ví dụ: hát một cuốn sách thay vì đọc nó. Nghe một cuốn sách trên đĩa – đặc biệt loại mà bé đã quen thuộc. Mua các món đồ chơi là nhân vật trong cách cuốn sách bé yêu thích, hoặc bắt chước các con rối đơn giản và hành động hoá câu chuyện.

Nhận thức về âm vị học – hiểu biết mỗi chữ cái có một âm thanh và có thể phân biệt rõ các âm thanh khác nhau trong lời nói cũng là một kỹ năng đọc quan trọng. Bạn có thể bắt đầu xây dựng kỹ năng này ngay từ bây giờ với những trò chơi vần điệu và chữ ít áp lực và đơn giả (bạn đừng bắt bé nhận diện mặt chữ mà chỉ là nhận diện âm thanh thôi).

Bé kể chuyện

Khi kỹ năng ngôn ngữ phát triển, bé bắt đầu kể với bạn những câu chuyện phức tạp hơn. Hãy vỗ tay hoan hô bé! Kể chuyện là một bước tiến vĩ đại trong sự phát triển của bé.

Lúc này, bé bắt đầu kể chuyện vì ở độ tuổi lên 3, bé có thể xâu chuỗi các sự kiện phức tạp: Bé có thể trải qua một số chuyện, nghĩ lại nó và sau đó kể một câu chuyện về nó. Những câu chuyện này có thể có thật ở ngoài đời hay chỉ là hư cấu hoặc là sự pha trộn của cả hai, giúp trẻ nhỏ hiểu được mỗi sự kiện và những người mà bé gặp.

Bạn có thể thấy bé kể chuyện cho chính mình, hoặc cho đồ chơi của bé nghe. Chúng có thể là hoàn toàn tưởng tượng, hoặc chúng có thể kết hợp một vài sự kiện trong đời sống thực vào câu chuyện. Nếu bạn là khán giả, hãy lắng nghe để tán dương bé. Hãy khuyến khích bé với những câu hỏi khi bé huyên thuyên về bức tranh mình vẽ hoặc cuốn sách đang đọc. Hãy mời bé thêm các chi tiết vào những câu chuyện bạn kể.

Để giúp duy trì dòng sáng tạo, hãy đảm bảo bé được nghe tất cả các thể loại –  chuyện cổ tích, những giai thoại từ cuộc sống riêng của bạn, hình ảnh, truyện ngụ ngôn, truyện tranh. Diễn lại bằng hành động những câu chuyện này cũng sẽ củng cố thêm trí tưởng tượng khả năng kể chuyện của bé.

Các môn thể thao đồng đội

Bé khiến bạn kinh ngạc với cú đá mạnh mẽ và bước chạy tự tin. Bạn có nên đăng ký cho bé tham gia vào một đội thể thao có tổ chức?

Gợi ý: Có rất nhiều cơ hội để bắt đầu cho bé tham gia vào nhiều môn thể thao, thậm chí là khi bé còn nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải xác định là bé đã thực sự sẵn sàng cho trò chơi đồng đội này. Việc bé nhanh nhẹn và đã biết phối hợp được các động tác với bạn bè khi chơi không nhất thiết có nghĩa là bé đã đủ cảm xúc hay tinh thần để sẵn sàng cho trò thể thao đồng đội, hoặc một lớp hướng dẫn nào đó. Bạn hãy quan sát một trò chơi đá bóng của lũ trẻ và bạn sẽ thường nhìn thấy một hoặc hai đứa trẻ thôi không chơi nữa và một số khác thì đứng ngoài khóc.

Trước khi nghĩ đến một môn thể thao đồng đội, nào đó, bạn hãy tự hỏi mình một số câu hỏi sau:

• Con mình đã sẵn sàng để tuân thủ các quy tắc và tham dự thực hành thường xuyên chưa? (bé 3 tuổi vẫn chưa đủ khả năng)

• Bé có thể chấp nhận sự huấn luyện của một người khác? (Làm theo các hướng dẫn chi tiết và sửa đổi hành vi là rất khó đối với hầu hết các bé 3 tuổi).

• Bé sẵn sàng để thi đấu chưa? (một số bé thậm chí còn hiểu ý nghĩa của thi đấu, khi cha mẹ chúng xem các hoạt động kiểu này, nó tạo ra nhiều áp lực và không vui mấy).

• Bé có thể tập trung cho toàn trận đấu? (Vì bạn biết rõ rằng, bé chỉ chú ý được trong một thời gian rất ngắn).

Hầu hết các bé 3 tuổi vẫn chưa phù hợp với sự phức tạp của những môn thể thao đồng đội hoặc các lớp học. Nhảy cóc ở độ tuổi này có thể làm bé chán nản và mất hứng thú với các môn thể thao có tổ chức. Ngay lúc này, trò chơi thể chất là: chạy, nhảy, ném và bắt. Leo trèo trên sân chơi hoặc chơi bóng với bố mẹ cũng giúp bé phát triển những kỹ năng thể chất quan trọng này. Trò chơi tự do, không được sắp xếp sẵn vui nhộn cũng như không quá sổi nổi đều dạy cho bé về việc đặt ra các quy định, đàm phán và giải quyết các xung đột.

 

Nếu bạn cần sắp xếp tập luyện cho bé, hãy tìm hiểu các phòng tập thể dục, hoặc lớp thể dục dụng cụ dành cho trẻ em mà nhấn mạnh đến những trò tự do trong khi giúp bé thực hành những phối hợp cơ bản, giống như lăn tròn về phía trước. Yêu thích vận động là nền tảng cho một cuộc sống năng động.

Nghệ thuật đối thoại của bé

Sẽ mất thời gian để con bạn học cách mô tả những gì bé muốn làm hoặc muốn ai đó làm. Bé đang phụ thuộc vào bạn để làm gương những câu chữ giao tiếp xã hội cho bé. Ví dụ, bạn thường nói, “Xin lỗi” trước khi làm gián đoạn một cuộc hội thoại, bé sẽ ghi nhớ với ý là: cách tạm ngắt một cách lịch sự chứ không tự nhiên xen vào. Bé có thể đã dùng nhiều câu chữ như thế này mà không nhận ra.

• “Mình cũng có thể chơi chứ?”, dạy bé cách để tham gia vào một hoạt động.

• “Con hãy hỏi bạn xem liệu con có thể dùng xe đạp của bạn ấy không?”, dạy  bé cách đề nghị ai đó khi đến lượt mình.

• “Hãy nói cảm ơn vì những gì bạn làm cho mình”, dạy cách biểu lộ lòng biết ơn

• “Nếu con rót nước, mẹ sẽ xách xô thì thế nào?”, làm gương cách chia công việc.

• “Điều đó khiến mẹ buồn (hoặc tức)”, chỉ ra cách để biểu lộ cảm xúc.

Giáo dục giới tính cho bé

Nếu bạn đã chuẩn bị cho một câu hỏi muôn thủa của bé là: “Mẹ ơi, trẻ con đến từ đâu? thì có thể bạn sẽ có thể giảm được yếu tố bối rối khi trả lời câu hỏi này của bé. Khi bé hỏi, bạn:

• Đừng trì hoãn bé như: Mẹ sẽ trả lời con vào một dịp khác nhé, được không?”. Bé cần biết rằng, bé có thể hỏi bạn bất kỳ câu hỏi nào.

• Hãy trả lời đơn giản. Trả lời quá chi tiết sẽ khiến bé rối. Hầu hết các bé sẽ thoả mãn với một câu trả lời ngắn gọn như: “Con đã sinh ra từ rốn của mẹ”.

• Nếu bé tò mò hơn, hãy hỏi lại bé một vài câu hỏi để biết bé đang thực sự nghĩ gì sau khi nghe bạn trả lời: “Hôm nay, điều gì đã khiến con nghĩ đến các em bé thế?” Chẳng hạn, bé có thể thực sự băn khoăn liệu trẻ con đến từ bệnh viện (giống như em gái nhỏ của bạn Hải) hay nở ra từ cây bắp cải (giống như bé xem trên phim).

• Nên trả lời bé chính xác. Đừng trả lời bé những điều không phải là sự thật và sách có thể mang đến sự trợ giúp tuyệt vời cho bạn. Các chuyên gia đã thu thập nhiều thông tin và biết cách thích hợp để trả lời cho các bé.

• Quan trọng nhất là bạn đừng cố tỏ ra hào hứng. Bé có một “radar” rất nhạy cảm. Chúng sẽ biết nếu bạn không thoải mái. Hãy đưa ra những câu trả lời thực tế, thành thật với câu hỏi của trẻ ngay từ bây giờ và sau này trẻ sẽ thoải mái hơn khi tiếp cận bạn với những câu hỏi về giới tính hóc búa hơn.

Nếu bạn muốn giới thiệu chủ đề này trước khi bé hỏi, hãy tìm những khoảng thời gian thích hợp để dạy. Mẹ đang cho con bú, đứa con mới của một người bạn, hay một cuộc gặp gỡ với một động vật nhỏ ở sở thú chẳng hạn có thể sớm dẫn đến những thảo luận về việc bằng cách nào bé được tạo ra.

 

Bé tăng trưởng bình thường

Đã đến lúc đem ảnh, hoặc video của bé hồi còn 1 hoặc 2 tuổi ra và so sánh bé đã lớn, khoẻ hơn như thế nào, bé di chuyển tự tin hơn ra sao…  Ngoài ra, bạn sẽ nhận thấy những sự khác biệt về thể chất khác nữa. Bé bây giờ cao hơn và chân tay cũng gầy hơn – bé đã đạt đến tỉ lệ của một “đứa trẻ lớn”. Hầu hết các bé 3 tuổi, bụng đã nhỏ hơn khi còn tập đi.

Hãy chú ý cách bé tiếp cận với những nhiệm vụ phát triển trước mắt. Bé có tập trung hơn vào việc chạy, nhảy hay vẽ và xếp hình không? Bé có can đảm, mạnh mẽ hay chậm chạp hơn khi thử những thứ mới? Những quan niệm sau đây giúp bạn giải mã tính cách riêng của bé.

Một số cách tuyệt vời để theo dõi sự tiến bộ:

• Cân, đo bé thường xuyên bằng cách, cho bé dựa vào tường để đo và đánh dấu chiều cao và ghi rõ ngày, tháng.

• Trong vài tháng đầu, quay lại cảnh bé chơi trong một khoảng thời gian ngắn, dùng cùng cuộn băng đó để quay vào các lần tiếp theo. Bạn sẽ có thể lưu lại được những cảnh hay ho cho đến sinh nhật tiếp theo của bé.

• Hãy mua một chiếc cặp giấy thật to để lưu lại một số bức vẽ yêu thích của bé, nhớ ghi lại ngày tháng (nếu bạn chọn một cách cẩn thận và chọn lọc một cách thường xuyên, bạn có thể giữ chiếc cặp giấy này trong suốt những năm thơ ấu của bé).

Thời gian xem ti vi của bé

Không ai có thể phủ nhận sức mạnh của ti vi (TV). Câu hỏi là bạn muốn sức mạnh đó như thế nào đối với cuộc sống của bé?

Những năm ở tuổi mầm non là thời kỳ phát triển tinh thần, thể chất, cảm xúc rất mạnh mẽ. Đó là lý do hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, chỉ nên cho trẻ xem ít hơn 1 đến 2 tiếng một ngày các chương trình giáo dục, không có bạo lực dành cho trẻ em. Một ngày của bé tốt hơn là nên dành cho những hoạt động tích cực khám phá thế giới, chứ đừng ngồi trước màn hình. Điều đó nói nên rằng, bạn có thể rảnh rỗi trong vòng 30 phút để cho bé xem một chương trình thích hợp với lứa tuổi sẽ không gây ra nguy hiểm gì. Hãy định hướng trẻ trong giới hạn và bắt đầu một số thói quen tốt nền tảng ngay từ bây giờ:

• Đừng cho xem hết kênh nọ đến kênh kia. Khi một kênh đã chọn kết thúc, hãy tắt TV.

• Đừng bật TV khi mà bạn không xem – nó có thể gây nhiễu nhận thức của bé.

• Ăn cùng với cả nhà ở bàn ăn, đừng vừa ăn vừa xem TV. Không có cái gì bằng được mâm cơm gia đình để bé học cách cư xử và kỹ năng đối thoại.

• Cố gắng tạo ra một giờ xem TV cố định mỗi ngày để bé biết điều gì sẽ xảy ra trong ngày và không nghĩ về TV như một món quà mà bất cứ lúc nào cũng có được. Điều này có thể giảm thiểu những cuộc tranh giành bật, tắt nút.

• Hãy xem cùng với trẻ để bạn có thể trò chuyện về những gì xem được. Trẻ con ở tuổi này không biết được lúc nào là sự thật, lúc nào là hư cấu, lúc nào là quảng cáo hay nội dung của chương trình. Bạn cần có vài lời giải thích cho bé.

• Đảm bảo người trông trẻ và những người mà bạn thường xuyên nhờ trông bé biết những quy tắc xem TV của bạn.

• Quan trọng nhất, hãy làm gương việc xem TV của bạn cho bé. Nếu bạn đang ngồi trước màn hình hàng giờ liền, bé sẽ muốn biết tại sao bé không được như vậy.

Tại sao bé lại có sự tụt lùi

Là một đứa trẻ cũng thật khó khăn khi có một sự thay đổi lớn trong thế giới quen thuộc mà bé tin tưởng, đó là việc bé bắt đầu phải đi học mẫu giáo, một sự chia cách và lúc này bé có thể bị tụt lùi. Sự tụt hậu là quay trở lại một vài bước của kỹ năng mà bé đã học được trước đấy. Bé có thể bắt đầu tè dầm trở lại, nằng nặc đòi bạn xúc cho bé ăn, hoặc lại nói chuyện giống như hồi còn bé.

Đây là một sự khó chịu mà thường xảy ra ở tuổi này. Đó là cách để bé nói, con cảm thấy bị lấn át và cần được chăm sóc nhiều hơn nữa. Đối với bé, hành động giống như một đứa bé quay trở lại quãng thời gian an toàn hơn, khi mà không ai phạt bé hay bắt bé dọn đồ chơi cả. Đừng cố phản ứng lại một cách tiêu cực với hành vi trẻ con đó. Và đừng ép trẻ phải hành động giống như một cô/ cậu lớn. Bé sẽ không thấy lợi ích gì từ điều đó cả, đó chỉ là những kỳ vọng và yêu cầu cao hơn đối với bé mà thôi. Thay vì thế, hãy khen thưởng nhiều hành động chín chắn của bé khi bạn thấy và sẵn sàng chú ý nhiều hơn đến bé. Thỉnh thoảng, trẻ con cần được lấp đầy tình cảm với việc ôm và âu yếm bé lâu hơn. Hãy để ý xem liệu bạn có cần xem xét lại kỳ vọng của mình và trợ giúp thêm cho bé việc mặc quần áo hay dọn đồ cho đến khi bé sẵn sàng tự mình làm những việc này trở lại hay không.

Hầu hết, sự tụt lùi sẽ tự nó biến mất ngay khi bạn giải quyết xong cái mà kích thích gây ra nó. Ngoại trừ: Nếu bé tụt lùi về mặt thể chất, mất đi sự mạnh mẽ và phối hợp vận động bé đã có thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Đây là trường hợp ít gặp hơn và có thể do nguyên nhân bệnh tật nào đó.

Bé rửa tay

Nếu bạn đặt bé dưới kính hiển vi, bạn sẽ có thể nhìn thấy những dấu vết dài và tiềm ẩn đầy đáng sợ của những nơi mà bé đã đụng đến trong suốt cả ngày. Bé có thể vẫn đang cho các thứ vào miệng một cách bừa bãi. Nếu bé đã đi học mẫu giáo, bé có thể sẽ lây các mầm bệnh với tất cả các bạn cùng lớp. Hơn nữa, bé đã có thể tự sử dụng nhà tắm. Tất cả những lý do thích hợp đó khiến việc rửa tay trở thành một phần trong thói quen hàng ngày của bé.

Hãy nhấn mạnh rằng, bé phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ra ngoài. Hãy để một chiếc ghế hỗ trợ ở gần bồn rửa để bé có thể với được vòi nước. Chỉ cho bé cách thao tác với phía vòi nước nóng và lạnh. Minh hoạ cách để chà xà bông lên cả bàn tay và giữa các ngón tay. Hãy hát một bài hát, ABC chẳng hạn trong khi bé xoa 2 tay tạo bọt xà phòng như một cách dễ dàng để đảm bảo bé rửa ít nhất trong 20 giây. Dạy bé cách lau khô tay với khăn và cảm ơn bé vì đã đặt lại khăn đúng chỗ cũ khi bé lau xong.

Một số bé hưởng ứng với một lý do đơn giản: Hãy giải thích rằng, có những mầm bệnh đang ẩn chứa trong tay của bé và cần thiết phải làm chúng biến mất bằng cách rửa trôi chúng xuống cống, khiến chúng không thể làm cho bé bị ốm. Với số khác, tốt hơn là nhấn mạnh sự thích thú của bong bóng xà phòng và nước và để bé thực hành bằng cách rửa đồ chơi và búp bê.

Bé nhận thức về những khác biệt

 

Bạn đang cắm cúi chọn ngũ cốc khi bé nhìn vào một người đàn ông mặc quần soóc với một chiếc chân giả. Bé nhìn chằm chằm và lớn tiếng hỏi, “Bố ơi, chân của ông kia bị làm sao thế?”.

 

Bé 3 tuổi đang say mê tìm hiểu về sự khác biệt giữa mình và người khác. Và trẻ không ngại khi hỏi về chúng một cách lớn tiếng. Tại sao tóc, khuôn mắt, hay màu da của ai đó trông khác lạ? Tại sao người phụ nữ ấy lại ngồi xe lăn? Trẻ thật sự ngạc nhiên và tò mò.

 

Trong khi thời điểm bé hỏi (và tiếng nói của bé hơi to) có thể gây bối rối cho bạn, những câu hỏi này có thể mở ra một cánh cửa cho các cuộc đối thoại ý nghĩa sau này về các chủng tộc, tuổi tác, giới tính hay khiếm khuyết.  Khi gặp các câu hỏi này, bạn hãy cố gắng trả lời một cách ngắn gọn và chính xác như: “Ông ấy bị tai nạn và mất một chân và bác sĩ đã tạo ra cho ông ấy một chiếc chân mới”. Hãy giải thích một cách thật đơn giản với bé. Chẳng hạn, chỉ ra rằng, màu da khác nhau do những hình dáng khác nhau sẽ đơn giản để trẻ hiểu hơn là một cuộc bàn luận sâu về cái gọi là người châu Á hay người châu Phi. Và nếu người mà bé đang hỏi có thể nghe được những điều bạn nói thì nó cũng ít khiến họ cảm thấy bị xúc phạm hay bối rối.

 

Giai đoạn này của bé là tuổi thích hợp nhất để dạy sự chấp nhận mà không suy xét. Trong khi bé có thể nhận ra sự khác biệt, hãy giúp bé quan sát những người có hoàn cảnh tương tự như: Bạn Thắng cũng chỉ có một cánh tay, nhưng bạn ấy bằng tuổi con và bạn ấy cũng thích chơi đu và đóng giả là con hổ, cũng giống như con ấy”. Tốt nhất là bạn cố gắng cho bé tiếp xúc với nhiều kiểu người. Hãy mang bé đi theo khi bạn đến thăm nhà họ hàng chẳng hạn, hay những người bạn mà có chủng tộc khác.

 

Cuộc sống của bạn

 

Bạn đã đưa ra ý kiến nào về việc bạn muốn có một gia đình lớn như thế nào chưa? Một số gia đình chỉ thích kiểu tự phát, trong khi số khác lại lên kế hoạch một các kỹ lưỡng.

 

Bạn có thể nhận thấy những băn khoăn của mình về kích thước phát triển của bé. Bác sĩ sẽ theo dõi chiều cao, cân nặng để đảm bảo bé vẫn phát triển bình thường, nhưng bạn vẫn cần phải lưu tâm. Bạn có thể kiểm tra biểu đồ tăng trưởng tiêu chuẩn của trẻ em ở giai đoạn này. Nếu bé có vẻ quá nặng, đặc biệt nếu tiền sử gia đình bạn có bệnh béo phì thì tốt nhất hãy sớm kiểm tra thật kỹ để bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống của bé ngay từ bây giờ.

 

Bạn đã từng thúc giục bé nhanh lên để rồi chỉ nhìn thấy những hiệu quả ngược lại chưa? Bắt một đứa trẻ làm việc gì đó nhanh chóng có thể khiến bé lo lắng. Tốt hơn hãy thử dỗ dành bé với một trò chơi hoặc là chạy đua: “Xem nào ai có thể đi giày nhanh hơn, mẹ hay con nhỉ?” Hoặc, “Mẹ sẽ chạy đua với con đến chỗ để xe, sẵn sàng, chạy nào!”

 

Bạn cũng hãy chuẩn bị tinh thần cho hình ảnh các bé khoả thân khi đang chơi, chúng đang kiểm tra nhau. Người lớn thường xem những tình huống này như có liên quan đến sinh lý. Nhưng, trẻ 3 tuổi thực sự chỉ tò mò về cơ thể của chúng mà thôi. Chúng đang hiểu ra rằng, con trai và con gái về thể chất là khác nhau. Tại sao mẹ lại có tí to? Tại sao bố lại có dương vật mà mình lại không? Vậy mình có cái gì? Để xem nào!…

 

Chơi trò bác sĩ khám xét với trẻ cùng tuổi không phải là một ám chỉ rằng, bé sẽ bị mất kiểm soát với tình dục hoặc có hành vi không lành mạnh trong tương lai. Tốt nhất là bạn hãy bình tĩnh đánh lạc hướng bé: “Hãy giữ lấy quần áo của mình khi chơi nhé. Ai sẵn sàng ăn snack nào?” Trên thực tế, nếu bạn giải quyết một cách quyết liệt lúc này, trẻ sẽ có thể có một thái độ lành mạnh hơn về tình dục khi bé phát triển sinh lý.

 

 

 

Nếu bạn thực sự muốn thu hút sự chú ý của bé? Hãy thử nói thì thầm với trẻ. Bạn thường nghĩ, nói to hơn sẽ là cách để làm điều đó, nhưng sự to tiếng có thể làm bé sợ hoặc nếu nghe quá thường xuyên thì đơn giản sẽ bị bé bỏ ngoài tai và phớt lờ. Mặt khác, một lời nói thầm sẽ hấp dẫn khiến bé không cưỡng lại được. Bé không thể chịu được mà sẽ ngả người vào gần hơn để nghe những lời đặc biệt từ mà mẹ sắp phát ra. Bé cũng bị cuốn hút với các từ như bí mật, đặc biệt và kỳ diệu, tất cả những từ đó gợi ý rằng một điều gì đó rất tuyệt vời hoặc thú vị sắp xảy ra.

 

Trong khi nhiều bố mẹ lo lắng rằng, con họ sẽ bối rối nếu những quy tắc ở nhà bà khác với ở nhà, sự nhất quán giữa các địa điểm là ít quan trọng hơn bạn nghĩ. Trẻ con nhanh chóng nhận ta được rằng, quy tắc ở trường mẫu giáo khác với ở nhà mình hay ở nhà của bạn bè. Điều quan trọng là người lớn cần phải thống nhất các vấn đề lớn (liệu đánh bé vào mông có ổn không, thời gian phạt bao nhiêu là đủ và những thói quen cơ bản hàng ngày như giờ ngủ chẳng hạn) và cả hai vợ chồng đều phải tuân theo những quy tắc đã chia nhỏ đó một cách nhất quán.

 

Ăn vạ là một trong những thói quen khó chịu nhất mà bé có thể tiếp tục duy trì và phát triển. Dưới đây có một số cách để đối phó lại mang tính chất xây dựng:

 

• Hài hước: “Cái gì thế? Mẹ chẳng hiểu cái tiếng nhai nhải đấy đâu”.

 

• Chuyển hướng: “Khi nào con có thể nói lại giọng bình thường, mẹ sẽ nghe tiếp”.

 

• Chỉ rõ cho bé biết: “Con đang ăn vạ đấy, đó không phải là cách đề nghị hay ho đâu”.

 

• Làm gương: “Thay vì nhai nhải, đây là cách tốt hơn để nói nhé”.

 

• Ca ngợi bé: “Mẹ đã rất thích cách mà con dùng ngày trước, con chẳng bao giờ ăn vạ. Hãy để mẹ xem nếu con có thể làm lại được thói quen hoàn hảo ấy vào ngày mai nhé”.

 

Nếu bé bắt đầu giúp đỡ các việc vặt trong nhà và 3 tuổi cũng không còn quá nhỏ để làm những việc đơn giản như: giúp bạn dọn bàn ăn, bạn có thể băn khoăn liệu bé đã sẵn sàng để được cho tiền tiêu vặt hay chưa. Tiền tiêu vặt có thể là cách tuyệt vời để dạy bé về tiền, nhưng ở tuổi này chúng thiếu sự nhận thức về điều đó. Tốt hơn là hãy đợi đến khi bé 5 hoặc 6 tuổi thì hãy  dạy bé về việc này. Bây giờ, chỉ nên dạy bé ý thức rằng, việc có trách nhiệm là một phần của cuộc sống. Hầu hết các bé 3 tuổi đều thích được trở thành có ích, vì thế hãy tận hưởng điều này. Đối với bé, sự cảm ơn và khen thưởng nhiệt tình của bạn là đủ.

 

Đây là một năm tuyệt vời để duy trì được một danh sách luôn thay đổi về tất cả những câu nói vui nhộn, những từ ngữ do bé phát minh và những câu hỏi sâu sắc mà bé đưa ra – chúng sẽ có giá trị với bé vào một ngày nào đó. Dán một mẩu giấy lên tủ lạnh, nơi mà bạn có thể viết những điều hay ho hoặc để một quyển sổ nhỏ có thể lấy một cách tiện lợi. Hãy yêu cầu cô giữ trẻ viết vào đó những gì cô ấy nghe được trong cả ngày để cô ấy sẽ không quên và bạn có thể nghe chúng nữa.

 

Dù là từ tự hào hay giận dữ, đôi lúc cha mẹ vô tình gắn mác cho con mình: “Con láo quá”. “Dừng ngay cái trò cứng đầu ấy lại”. “Con không đẹp trai nhỉ?” “Hà quá nhút nhát”. Dù tiêu cực hay tích cực, những nhãn mác này có thể hạn chế tầm nhìn và sự tự nhận thức của bé (hãy nghĩ lại những cái mác mà bạn đã được bố mẹ mình gán cho khi bạn còn là một đứa trẻ dễ thương, ngốc nghếch hay “vịt con xấu xí” thông minh?). Tốt hơn là hãy tạo ra đặc trưng về thuộc tính của bé và làm nổi bật tính tích cực. Thay vì nói với mọi người con mình nhút nhát, bạn có thể nói: “Bé dè dặt trong những hoàn cảnh mới, nhưng ngay khi bé quen rồi thì bé sẽ rất vui nhộn”. Chẳng hạn, thay vì nói “Con rất xinh,” hãy nói “Ồ, con đã rất nổi bật trong chiếc váy đỏ nhỉ?”.

Bạn đã từng cảm thấy tức giận khi bé lãng phí thời gian hay phớt lờ bạn chưa? Bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn, nếu bạn hướng dẫn hành vi của bé với ngôn ngữ riêng biệt. Chẳng hạn, thay vì nói “Chuẩn bị ăn tối nào,” hãy nói, “Hãy cất đồ chơi đi và rửa tay nào”.

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này