36 tháng tuổi

36 tháng: khái niệm về thời gian và không gian biến đổi thú vị
36-thang
Bây giờ, bé đã biết phân biệt màu sắc và biết đếm các con số (tuy chỉ là đến 3 – 4). Và bé còn có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt để diễn tả những điều mình nghĩ. Đây được coi là thời điểm tốt để bạn dạy bé biết cách cư xử với mọi người xung quanh. 

Cách cư xử của bé

Lúc này, bé rất thích các buổi tiệc tùng mà có đông người. Vì thế, bạn hãy giúp bé lên danh sách khách mời và dùng những lời mời đầu tiên như một cơ hội để dạy bé cách cư xử khi mở tiệc, điều này sẽ giúp bé rất nhiều trong cuộc sống sau này.

Tuy nhiên, trong buổi tiệc bạn hãy đảm bảo rằng: bé biết những khái niệm cơ bản nhất như: chồng quà đó là dành cho sinh nhật bé chứ không phải cho khách chẳng hạn. Bạn cũng có thể cùng bé đóng một vài kịch bản mà bé có thể gặp phải trong buổi tiệc, ví như giả vờ bạn là chủ nhà và yêu cầu bé chào bạn một cách lịch sự và vẫy tay. Hãy thực hành việc tặng quà và thay phiên nhau trong các trò chơi. Nếu bé là người cầu kỳ trong ăn uống, bạn hãy nói với bé phải nói gì nếu bé được mời ăn mà bé muốn từ chối. Hãy khen thưởng những nỗ lực tốt của bé vá bỏ qua những lỗi nhỏ. Đó là cách khuyến khích tốt nhất để bé biết cư xử trong các tình huống.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng đừng quên làm gương về cách cư xử lịch sự cho bé. Bạn có thể thêm các từ “vui lòng” và “cảm ơn” vào mỗi trao đổi hàng ngày của bạn. Cảm ơn người hướng dẫn ở trong ngân hàng và người xếp đồ vào túi cho mình trong siêu thị… Hãy đưa ra những cách cư xử thích hợp giống như bạn thường sử dụng ở một nhà hàng ưa thích khi bạn đang ăn ở bếp nhà mình.

Khái niệm về thời gian và không gian

Trẻ 3 tuổi có cái nhìn về thế giới rộng mở hơn, các khái niệm về thời gian và không gian bắt đầu có những biến đổi thú vị. Các bé bắt đầu hiểu được sự phức tạp của thế giới xung quanh và nhận ra sự khác nhau giữa thực và giả. Chúng thường hỏi những câu kiểu như “Buổi tối chim có đi ngủ không mẹ?”, “Hồi ba còn nhỏ thì có con khủng long không?” và “Mấy cô chú trong TV đó là người thiệt hay giả bộ vậy mẹ?”

Với chúng, quá khứ được phân thành: hồi nãy, hôm qua, tuần trước, tháng trước, hồi xưa, hồi ba mẹ nhỏ xíu… Tương lai thì được chia thành: ngày mai, sắp… rồi, hay mai mốt con lớn. Mặc dù có thể không biết tên của các mùa trong năm nhưng trẻ 3 tuổi đã bắt đầu tìm ra các mối tương quan, chúng có thể liên tưởng mùa hè với tiết trời oi bức, cả nhà đi du lịch tắm biển, mùa thu với lá vàng và Tết Trung Thu…

Giống như thời gian, không gian được chia thành nhiều loại: Có những nơi gần và ta có thể đi bộ đến; có những nơi xa không thể đi bộ được; và cũng có những nơi rất rất xa, như châu Phi, mặt trăng. Các bé cũng chia mọi người xung quanh theo mức độ già trẻ, chẳng hạn như con nít, người lớn đi làm, người già ở nhà. Các sự vật có thể sống hoặc không, người và loài vật có thể sống hoặc chết, và mọi thứ có thể thật hoặc giả.

Tới 3 tuổi, các triệu trứng “bướng bỉnh trẻ lên 2” sẽ dần hết và trẻ sẽ đằm tính hơn. Trẻ 3 tuổi có khả năng tập trung tới vài phút để làm một việc gì đó và thích chơi đùa với các trẻ khác hơn. Tới thời điểm này, trẻ cũng biết biểu lộ nhiều dạng cảm xúc hơn. Chúng có thể buồn hoặc tỏ ra đăm chiêu, có thể ganh tị, cảnh giác, sợ hãi hoặc hài lòng, vui vẻ, khoái chí. Các bé cũng nắm bắt được nhiều hơn cảm xúc của người khác. Chúng biết nên làm cho người lớn hài lòng, với một động lực hết sức mạnh mẽ là được người khác khen ngợi và yêu thương. Mặc dù trẻ 3 tuổi có khuynh hướng ít giận dữ hơn trẻ lên 2, nhưng khi mệt hoặc đói thì chúng cũng không ngoan được đâu.

Bé tè dầm

Dù cơ bản bé đã được huấn luyện ngồi bô, nhưng bạn có thể vẫn gặp phải sự cố, đặc biệt là vào ban đêm trong vài tháng hoặc thậm chí là vài năm tới. Việc khô ráo vào ban đêm là bước cuối cùng bé nắm được và nó có xu hướng khó khăn với bé trai hơn bé gái. Nhưng chắc chắn, hầu hết các bé sẽ tự không còn tè dầm nữa một cách tự nhiên. Đa số các bác sĩ không cho rằng, đây không phải là một vấn đề cho đến khi bé được 5 hoặc 6 tuổi.

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra việc tè dầm của bé. Thỉnh thoảng, các đặc điểm về thể chất cũng là một yếu tố (bàng quang nhỏ, hệ thống thần kinh chưa phát triển, hoặc kiểu ngủ rất sâu). Sự thay đổi cảm xúc cũng có thể kích thích bé tè dầm. Nếu bé bắt đầu có “sự cố” sau vài tháng khô ráo vào ban đêm thì có thể là bé đang phải đối mặt với lo lắng hay sợ hãi mới.

Nếu bé tè dầm thì bạn cũng đừng nên quan trọng hoá vấn đề này. Quan điểm thực tế của bạn khi giải quyết những sự cố này sẽ giúp giảm bớt bối rối cho bé. Nếu bé lo lắng, hãy vỗ về bé rằng đó chỉ là phần bình thường trong quá trình học. Vì tè dầm có thể là do di truyền, cũng giúp ích khi kể cho bé nghe những câu chuyện về cách bạn hoặc cha bé làm thế nào để khô ráo vào ban đêm khi còn là trẻ con.

Việc đào thải chất lỏng, bao gồm những xử lý đông lạnh hoặc gelatin sau bữa tối có thể giúp ích. Cũng có thể cho bé dùng bô trở thành thói quen khi đi ngủ. Một số cha mẹ của các bé tè dầm nhận thấy giá trị của việc đánh thức bé vào nửa đêm (hoặc ngay trước khi người lớn đi ngủ, nếu bé đã ngủ được vài giờ) để đi bô. Nếu bé ngủ quá say, đèn ngủ để sáng hơn có thể khiến bé tỉnh hơn và nhận thức được về dấu hiệu đi tè.

Bé đếm

Hãy hỏi hầu hết các bé 3 tuổi rằng, chúng bao nhiêu tuổi và chúng sẽ tự hào giơ 3 ngón tay lên. Bé bắt đầu nhận ra rằng, những ngón tay bé đang giơ tương ứng số mà có ý nghĩa thực sự. Đừng ngạc nhiên nếu “ba” là con số yêu thích của bé và là câu trả lời cho mỗi câu hỏi “bao nhiêu?” trong một thời gian ngắn.

Hầu hết các bé 3 tuổi có thể đếm đến 3 và biết tên của một số chữ số đến 10. Bé cũng đang bắt đầu nhận ra các số từ một đến chín. Bé sẽ nhanh chóng phát hiện ra, nếu bé nhận được ít bánh hơn bạn mình.

Mặc dù bây giờ bé chỉ có thể đếm 1 hoặc 2 khối hình hay xe tải, cuối năm nay bé sẽ tính được tới 4 hoặc 5. Việc tính nhẩm (2+2=4) vẫn khó hơn đối với bé, kỹ năng này thường không được hoàn thiện cho đến tuổi học mẫu giáo.

Cách tốt nhất để xây dựng kỹ năng tính toán của bé là kết hợp việc đếm với phân loại ngày tháng. Đếm số con mèo mà bé thấy khi đi bộ, hoặc số ô tô màu đỏ đi qua trên đường. Nếu có thể, hãy để bé chạm vào các vật mà bé đếm.

Tình bạn của bé

Bé có thể đang bắt đầu phát triển một vài tình bạn. Nhưng, đừng ngạc nhiên nếu khi bạn hỏi bạn của bé là ai, bé lại đọc thuộc lòng toàn bộ danh sách các bạn trong lớp. Lúc này, bé chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa của tình bạn. Nhưng đối với bé, một người “bạn” là bất kỳ ai mà bé chơi cùng nhiều lần.

Bé 3 tuổi có thể chơi phối hợp với người khác, nhưng thường không được lâu. Một buổi chơi cạnh các bạn khác (playdate) thành công có thể kéo dài ít hơn một tiếng đồng hồ. Nhiều bé tiếp tục chơi một mình, chứ không gần các bé khác; hoặc chơi với nhau trong thời gian ngắn, rồi lại tiếp tục chuyển sang hoạt động riêng của mình. Những buổi chơi tương tác sẽ bắt đầu vào năm tới. Một vài bé nhút nhát sẽ cần vài ngày để cảm thấy thoải mái khi chơi với bạn khác.

Mặc dù bé có vẻ ít coi mình là trung tâm hơn năm trước, nhưng bé vẫn đấu tranh với việc chia sẻ. Cách bé nói “tớ muốn chơi với cậu” có thể là chộp lấy đồ chơi của bạn, hoặc thậm chí đẩy mạnh người bạn. Một số trẻ có thể tự giải quyết các xung đột, nhưng hầu hết sẽ chạy đến chỗ người lớn nhờ giúp đỡ. Đây là cơ hội để dạy trẻ về chia sẻ và chia lượt: “Tại sao con không để bạn chơi cái xô này trước? Sau đó sẽ đến lượt con”. Hầu hết, trẻ ở tuổi này đã hiểu nghệ thuật thoả hiệp, sẵn sàng chấp nhận những đàm phán này.

Những người bạn tưởng tượng của bé

Bé đã bao giờ yêu cầu bạn sắp xếp một chỗ trong bữa ăn cho một người bạn tưởng tượng của bé chưa? Khoảng một nửa số bé ở tuổi này đã có những mầm tưởng tượng. Những ảo ảnh này không có nghĩa là bé cô đơn hay có vấn đề. Trên thực tế, trẻ em với người những người bạn tưởng tượng có thể phát triển về khả năng sáng tạo, phối hợp, xã hội, độc lập và cảm thấy hạnh phúc hơn.

Một người bạn tưởng tượng có thể là con người hay động vật và thường đi kèm với tên, tính cách khác biệt. Nó đóng vai trò là người bạn tâm tình, bạn chơi, người bảo vệ và người nhận tội hộ bé, chúng giúp bé thực hành việc xây dựng mối quan hệ và để chúng kiểm soát sự thay đổi. Một người bạn giả vờ có thể là cách giải quyết một thế giới ngày càng mở rộng và nhiều yêu cầu hơn của trẻ.

Việc xem cách bé tương tác với người bạn tưởng tượng có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết hữu ích về nỗi sợ và những căng thẳng của bé. Nếu người bạn tưởng tượng của bé sợ quái vật ở dưới giường thì con bạn cũng có thể như vậy.

Mặc dù, thật khôn ngoan khi coi trọng người bạn tưởng tượng của con, nhưng bạn đừng tham gia vào mối quan hệ này. Ví dụ, hãy tránh việc dùng người bạn tưởng tượng như một cách để điều khiển bé. “Bạn ăn đậu, sao con lại không thể nhỉ?”… Thay vào đó, bạn hãy làm theo chỉ dẫn của bé. Bé biết về cơ bản, đó là một sự sáng tạo tưởng tượng và nó có thể hơi đáng báo động đối với bé, nếu bạn tin vào nó quá dễ dàng. Những thành viên thêm vào này của gia đình thường biến mất khi bé được 7 tuổi, vì bé bị chìm ngập trong thế giới thực tế của trường học.

Bé nhận thức về màu sắc

Bé ba tuổi đang bắt đầu nhận thức được màu sắc. Chúng có thể thường xuyên chỉ vào một màu khi được hỏi và có thể gọi tên bốn màu hoặc nhiều hơn khi được 3 tuổi rưỡi. Dưới đây là một số cách thú vị giúp bé nắm chặt kỹ năng này:

– Đưa ra các cuộc nói chuyện liên quan đến màu sắc trong các hội thoại hàng ngày. “Hôm nay bé muốn mặc áo màu gì?”. “Hãy tìm chiếc ô tô màu trắng cho mẹ xem nào!”. Khi bạn đang đọc, hãy yêu cầu bé tìm con chim màu đỏ ở trang sách, hoặc hỏi bé con vịt có màu gì…

– Hoà trộn. Hãy làm cho đất sét hoặc bột bãnh nhão ra và chia nó vào vài cái bát. Thêm một ít thức ăn khác để làm màu cho mỗi bát, rồi nhào lên. Sau đó thử trộn các màu lại với nhau. “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra, nếu chúng ta trộn màu vàng với màu đỏ?” Một ý tưởng hay ho khác là: Hãy cho nước vào một chiếc chai mà bé ưa thích và cho bé thêm màu vào. Hãy đặt các chai nước đó trên bậu cửa sổ và để ánh nắng mặt trời chiếu qua.

– Trò chơi phân loại. Hầu hết các bé 3 tuổi bắt đầu phân loại dựa vào ý nghĩ chợt nảy ra của mình hơn là bởi màu sắc hay kích thước. Nhưng, cũng không quá sớm để bé thử phối hợp màu sắc: lấy một số khối hình có màu khác và yêu cầu bé sắp xếp chúng thành các chồng theo màu sắc. Hoặc để bé giúp bạn phân loại tất theo màu. Thật vui khi thấy bé vắt óc suy nghĩ cách giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình.

Hãy tạo ra màu sắc xuất hiện trong lớp không khí mỏng. Một hiện tượng rất hấp dẫn là hãy để một lăng kính dưới ánh nắng mặt trời. Các cầu vồng nhảy múa trên tường sẽ rất lôi cuốn bé và bạn có thể chỉ ra các màu sắc tạo nên cầu vồng.

Bé nói líu lo

Không có nhiều trò chơi đố chữ để giải đoán xem bé muốn gì. Nhờ sự cải thiện trong việc phát âm và nắm vững ngữ pháp đến ngạc nhiên của bé nên bạn có thể hiểu được hơn ¾ những gì bé nói bây giờ. Bé dùng câu dài hơn (ba từ hoặc hơn) và vốn từ vựng đang phát triển (300 đến 1000 từ – quá nhiều để bạn đếm) làm cho bé hiểu được nhiều hơn.

Bé thích nói và hát. Thích dùng những từ ngữ chuyển tiếp dài dòng là đặc điểm nổi bật ở tuổi này. Bé sẽ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản và cũng đặt câu hỏi của mình. Thỉnh thoảng, bé quan tâm ít tới câu trả lời hơn là giữ cho cuộc hội thoại được tiếp tục. Bé sẽ bắt đầu miêu tả những gì bé nhìn hoặc làm và đang bắt đầu dùng những từ để tìm ra đồ vật. Bạn sẽ nhận thấy bé dùng nhiều tính từ hơn (chiếc xe ô tô màu đỏ).

Bé càng lớn và càng dễ thương (vui nhộn) hơn, bé lại càng muốn chia sẻ những điều băn khoăn với cha mẹ, hoặc những người thân quen khác hơn. Nếu trẻ sống xa họ hàng thì bạn làm thế nào để làm gần khoảng cách giữa các thế hệ? Dưới đây là một vài gợi ý:

• Hãy lập một trang web riêng cho gia đình mình nơi mà mọi người mà bạn cho phép có thể vào và lưu ảnh, thông tin. Gồm có một trang blog đặc biệt về bé con.

• Hãy đề nghị bố mẹ của bạn ghi âm lại giọng đọc của họ với mấy cuốn sách ưa thích dành cho bé, như thế bé có thể nghe băng và chia sẻ thời gian với ông bà.

• Nếu có thể, hãy gửi các đoạn clip cũng như ảnh tới cho bố mẹ bạn. Các đoạn ngắn có thể gửi qua email.

Nếu bạn và người thân có máy tính có webcam, trẻ có thể nói chuyện trực tiếp qua camera dùng microphone của máy tính, chiếc headphone giá bình dân và một dịch vụ miễn phí như Skypes (bạn có thể kết nối dù bạn ở nơi đâu). Nếu họ không có camera sẵn ở máy, họ vẫn có thể chat với bé qua máy tính – chỉ là họ không thể nhìn thấy em bé vẫy chào họ mà thôi.

Cuộc sống của bạn

Bạn biết việc có thời gian cho mình là một cách quan trọng để nạp lại năng lượng để bạn sẽ cảm thấy vui và hạnh phúc khi ở bên cạnh bé. Vậy, tại sao bạn cảm thấy có lỗi về việc để bé lại để dành cho mình thời gian nghỉ ngơi? Dễ dàng cảm thấy ích kỷ hoặc vớ vẩn cho việc dành thời gian cho riêng mình, và bạn có thể nhận thấy khó khăn khi giải thích với trẻ rằng, bạn đã để bé ở nhà để đi xem phim cùng bạn bè. Nhưng, sẽ chẳng có hại gì khi bạn nói ra sự thật  với bé cả. Thật tốt cho bé khi được thấy bạn hạnh phúc và bé có được sự chăm sóc của người khác trong cuộc sống của mình. Hãy giải thích những việc bạn đang làm và những gì sẽ xảy ra (ai sẽ trông bé, rằng bé sẽ tắm và nghe kể chuyện và đi ngủ, rồi sau đó bạn sẽ về và thơm bé khi bé ngủ và gặp bé vào buổi sáng ngày hôm sau).

Phụ huynh luôn luôn đấu tranh với trẻ về việc mặc quần áo, nhưng bạn không cần phải bận tâm, trừ phi đó là một dịp đặc biệt. Hãy để bé tự lấy đồ trong ngăn kéo, hoặc kết hợp bộ quần áo bạn chọn. Dù bộ đồ của bé có không phù hợp lắm cũng không sao, vì bé còn quá bé để lo lắng về vấn đề thời trang. Hãy đưa ra một hướng dẫn chung là: “Hôm nay trời lạnh, vì thế con cần mặc áo len”- sau đó hãy để bé chọn chiếc áo len mà bé muốn.

“Ghét” và “yêu” có thể là hai từ mà bé yêu thích: “Con ghét đậu!” “Con thích bóng đá!”. Hãy coi chúng chẳng đúng cũng chẳng sai – đừng gạt đi và cũng đừng mua dây buộc người. Bé thích thử nghiệm với những từ mạnh, bởi vì chúng giúp bé xác định rõ mình là ai.

Có đứa con 3 tuổi có thể khiến bạn vừa tự hào và vừa hoàn toàn say mê. Bởi vì, kỹ năng nói và khả năng thể chất đã phát triển rất nhiều từ những ngày bé còn 2 tuổi, bạn sẽ dễ dàng sai lầm khi mong mỏi từ bé nhiều hơn những gì bé có thể đáp ứng. Sự tiến bộ của bé phải được diễn ra dần dần theo quỹ thời gian. Mặc dù, bé nghe và nhìn đã tốt hơn rất nhiều, nhưng sự trưởng thành về khả năng xã hội và cảm xúc phải mất thời gian để phát triển và nó đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn từ phía bạn. Bé vẫn có nhầm lẫn về logic và một cái tôi to đùng. Bé nghĩ thế giới này xoay quanh mình và đó là điều tất nhiên ở lứa tuổi này.

Bạn phải làm gì với khối lượng tác phẩm khổng lồ của hoạ sĩ tí hon bây giờ? Không thể (hoặc ít nhất cũng khó khả thi) khi lưu lại mọi thứ. Hãy nhặt ra những bức tranh bạn yêu thích và bỏ đi phần còn lại khi bé không nhìn thấy. Hãy giữ một vài bức vào trong tủ lạnh và để chúng ở đó một thời gian. Vì bé sẽ không còn tập trung vào lúc đó nữa và có thể nhớ tốt hơn những gì mình đã làm trong quá khứ, hoạ sĩ của bạn có thể cảm thấy tự hào về thành quả trong công việc của mình: “Mẹ ơi, xem con có thể làm gì này!”…

Khi bé khóc một cách sợ hãi trong đêm, bạn đừng cho rằng đó là một giấc mơ đáng sợ. Có những kiểu sự kiện khác mà có thể đánh thức bé dậy được gọi là những cơn sợ hãi ban đêm.

Những cơn sợ hãi ban đêm xảy ra khi bé chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nhẹ hơn, thường giữa 10 giờ đến nửa đêm. Bé có thể ngồi bật dậy và la hét hoặc giật mình, toát mồ hôi và khó thở. Mặc dù mắt bé mở, nhưng bé sẽ không tỉnh táo và trả lời được bạn. Trên thực tế, thường rất khó để đánh thức ai đó khi họ đang gặp phải những cơn sợ hãi ban đêm, vì thế đừng cố đánh thức bé. Chỉ ở cạnh bé để đảm bảo bé được an toàn. Thậm chí, bé sẽ không nhớ được điều này vào ngày hôm sau (so sánh với ác mộng thì ác mộng là một giai đoạn tiếp sau đó của giấc ngủ nhẹ thường xuất hiện vào sáng sớm. Trẻ có thể khóc hoặc kêu cứu. Chúng có thể chạy sang phòng bố mẹ, chia sẻ chi tiết về con quái vật ghê rợn mà đang đuổi theo chúng. Hoặc chúng có thể không chắc chắc điều gì khiến chúng sợ. Chỉ cần một chút thoải mái, chúng thường sẽ thư giãn ngay).

Những cơn sợ hãi ban đêm mang tính di truyền và trẻ con khi quá mệt hoặc bị kích động thì dễ bị. Hầu hết điều này sẽ biến mất vào những năm bé bắt đầu học tiểu học.

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này