18 tháng tuổi

18 tháng tuổi: Hòa đồng, chan hòa với mọi người
Bộ não thường phát triển mạnh mẽ trong khoảng 18 tháng đầu đời, bên cạnh sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, cảm xúc… của bé. Tuy ngôn ngữ còn yếu ở giai đoạn này nhưng chẳng bao lâu sau, ngôn ngữ của bé sẽ có sự phát triển ồ ạt. – Liên kết từ: Bé có thể nói khoảng 6 từ, trong đó có 3 từ đôi (liên kết). Cha mẹ nên chú ý dùng câu từ chính xác để bé học nói theo.

– Giở trang sách: Bé có thể giở trang sách bằng cách lật qua – lật lại chúng. Thậm chí, bé còn làm hỏng và làm rách sách. Vì thế, bạn chỉ nên trao vào tay bé những cuốn sách bìa cứng, sách bằng vải hay chất liệu khó rách…

– Quỳ và ngồi xổm: Đôi chân của bé ngày một khỏe mạnh. Kỹ năng đi bộ được cải thiện, cũng là lúc bé quỳ và ngồi xổm rồi tự đứng lên được mà không cần hỗ trợ.

18-thang_1_hikidsvn.com_

18 tháng tuổi, bé thường có ít biểu hiện đề phòng quá mức, và có vẻ thích chơi  và cởi mở với tất cả mọi người. Bé thích chơi bên cạnh những trẻ khác, đôi khi còn cùng chơi với bạn nữa.

Hòa đồng, chan hòa với mọi người

Lúc 18 tháng tuổi, đa số các bé đều rất hòa đồng, luôn chan hòa với mọi người. Tuy nhiên đôi khi bé có những hành vi hung hăng, như cắn hay đánh những đứa trẻ khác. Điều này xuất hiện tình cờ nhưng bé lại nhanh chóng coi hành động này trở thành mánh khóe để gây sự chú ý. Vì thế để bé càng sớm từ bỏ hành động này, bạn càng phải tỏ ra ít để ý những hành động này của bé. Thậm chí, việc trừng mắt hay chửi mắng cũng là một kiểu quan tâm chú ý, dù tiêu cực. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên phớt lờ, không thèm quan tâm khi bé cắn bạn (hay đánh bạn) mà nên dành thời gian chăm sóc cho nạn nhân. Tất cả những gì bạn cần nói lúc này là: “Cắn bạn là xấu! Con không được cắn bạn”. Bạn cần tỏ ra cứng rắn hơn với bé trong tình huống này. Nếu cần có thể dùng các hình phạt với bé như không chơi cùng với bé chẳng hạn. Chỉ có như vậy bé mới từ bỏ tật xấu của mình.

Các cơn bùng nổ tính khí

Lúc 18 tháng tuổi, bé dần dần bước vào khoảng thời gian mà nhiều người gọi là “2 tuổi siêu quậy”. Khả năng tụ tập của bé ngày càng tăng và do đó có thể dẫn đến sự xung đột về ý chí, về những chuyện như ăn, ngủ, thay quần áo hay các hoạt động hàng ngày khác. Khi cảm thấy không vừa ý, bé tỏ ra bực bội, cau có, và có thể xảy ra những cơn “bùng nổ tính khí”. Bạn hãy cố gắng đừng để những cơn bùng nổ này làm ảnh hưởng đến thái độ của bạn đối với bé. Hãy luôn nhớ rằng chỉ có hành vi của bé mới xấu, chứ không phải bé xấu. Dần dần bé sẽ học được cách tự biểu lộ tốt hơn. Bé sẽ biết cách kiểm soát tính khí của mình. Tuy nhiên trong thời gian này bé không thể tránh được những đợt vỡ òa tình cảm, do bé chưa có đủ sức để đương đầu với những cảm xuc mạnh như thế.

Trong phạm vi nào đó, bạn có thể ngăn ngừa những cơn bùng nổ này bằng cách tránh xa những bùng nổ không cần thiết. Bạn chỉ nói “không” khi đã quyết định chắc chắn sau đó cần kiên định với quyết định của mình. Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm lúc này là phải cương quyết. Nhiều bậc cha mẹ đã bị “siêu lòng” và thay đổi quyết định khi bé “bùng nổ tính khí”. Điều này khiến bé lầm tưởng rằng bé muốn điều gì cũng được. Bạn cần dạy cho bé hiểu rằng việc nằm vạ, hay “bùng nổ tính khí” như thế chỉ vô ích mà thôi!

 

Một cá tính đang được định hình

Mức độ phát triển của các bé hoàn toàn khác nhau. Một số bé lúc nào cũng rất vui vẻ, thân thiện, nên lúc nào cũng say mê chơi đùa huyên náo. Một số bé khác lại rụt rè chậm chạp, luôn tránh các hoạt động ồn ào, nên thường bỏ chạy hay bám lấy bố mẹ.

Cá tính, khí chất của bé một phần chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền, một phần do môi trường xung quanh. Vì vậy khi người lớn không kiên nhẫn hoặc hay đòi hỏi, thì con cái thường có một số đặc điểm tương tự. Những bậc cha mẹ trầm tĩnh hoặc ung dung thường sinh con có tính trầm tĩnh. Tuy nhiên bạn không nên tiên đoán tính của bé khi biết cá tính của cha mẹ chúng. Cá tính của bé đang hình thành và ngày càng bộc lộ rõ nét.

Sau tuổi thôi nôi, sự khác biệt về cá tính của các bé ngày càng bộc lộ rõ rệt hơn. Điều này là do hàng ngày bé có càng nhiều hoạt động hơn, nên cũng có nhiều tình huống giao tiếp, bày tỏ cảm xúc hơn. Dù cá tính của bé có ra sao, biểu hiện như thế nào, giống hay không giống cá tính của bạn, bạn cũng nên chấp nhận thực tế đó. Điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là yêu thương bé thật nhiều, để bé cảm nhận được an toàn và nhờ đó nhanh chóng hoàn thiện các kỹ năng độc đáo của mình.

 

Giúp bé phát triển trong tháng này

– Đi bộ cùng bé: Do kỹ năng đi ngày càng thành thục nên bạn có thể cùng con đi dạo, vui chơi, mua sắm… ở quãng đường ngắn. Bây giờ cũng là lúc bạn có thể dạy con đi sát vào lề đường (đi trên vỉa hè) sao cho an toàn, nắm lấy tay con và bạn hướng cho bé đi đúng quy tắc.

– Những miếng ghép đơn giản: Chọn những miếng ghép phù hợp là trò chơi rèn kỹ năng phối hợp tay mắt, vận động, cũng như kích thích não phát triển. Những mảnh ghép từ gỗ hoặc nhựa được lắp vừa khít với khuôn có sẵn là hoạt động bổ ích hàng ngày cho hai mẹ con.

– Chơi với nước: Bé thích chơi với cốc, bát nhựa nổi trên nước, tưới nước cho cây xanh hoặc trò chơi thổi bong bóng.

Sức khỏe của bé

– Bé chưa đi được: Nếu khoảng 18 tháng bé vẫn chưa đi được, bạn nên đưa bé đi khám. Bác sĩ sẽ giúp tìm hiểu nguyên nhân bé chậm biết đi và có hướng khắc phục

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này