12 tháng tuổi

12 tháng tuổi: Bé bắt đầu “đòi chủ quyền”
12-thang_1_hikidsvn.com_

Lúc 12 tháng, tốc độ tăng trưởng của bé đã chậm lại so với trước đây. Tuy nhiên, dáng vẻ bên ngoài có nhiều thay đổi, do bé đã bắt đầu mọc răng và tập đi.

Mọc răng

Răng của bé có thể mọc không đúng như thời gian cố định, song chúng thường mọc theo thứ tự đã định sẵn. Sau đây là các mốc thời gian mà bạn cần xác định rõ:

– Lúc 6 – 14 tháng: Răng cửa, hàm dưới, hàm trên mọc lần lượt mỗi bên.

– Lúc 16 tháng: Răng nanh hàm dưới, mọc lần lượt mỗi bên.

– Lúc 18 tháng: Răng nanh hàm trên, mọc lần lượt mỗi bên.

Vì vậy, vào lúc được khoảng 18 tháng tuổi, bé đã có khoảng 16 chiếc răng và khi cười đã thấy rõ hàm răng đầy đặn.

Vào thời gian này, bé còn phải mọc thêm 4 răng sữa nữa. Và các răng này có thể gây đau nhiều, do phải mọc xuyên qua phần nướu răng. Một số bé bị đau nướu lúc mọc răng. Bạn có thể nghĩ rằng, răng càng to sẽ càng gây đau, song thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Đối với bé luôn hoạt động, thì sẽ ít cảm thấy khó chịu lúc mọc răng, thậm chí đó là chiếc răng hàm. Khi đó, điểm duy nhất để nhận ra bé mọc răng là: má hơi đỏ và thường chảy nước miếng liên tục.

Vóc dáng cơ thể

Sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng của bé thường trùng hợp với sự thay đổi về vóc dáng. Lượng mỡ trong cơ thể bé tiếp tục giảm cho đến khi bé đến một tuổi, chính điều này khiến cho cơ thể bé trở nên thon thả và trông có vẻ “gọn” hơn.

Bàn chân và chân

Trước 1 tuổi, hai chân của bé trông rất bụ bẫm. Nhưng, khi bước sang giai đoạn tập đi, chúng có vẻ khẳng khiu, thậm chí còn hơi cong nữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lo lắng nhiều về vấn đề này. Hai chân của bé vẫn còn hơi cong nhẹ cho đến khi được khoảng 12 – 15 tháng tuổi. Điều này rất thường gặp và hoàn toàn bình thường.

Khi bé bắt đầu tập đi, khoảng 13 – 14 tháng, hai bàn chân bé thường đặt phẳng sát lên sàn nhà, do lúc này lòng bàn chân bé còn tích tụ nhiều mỡ. Toàn bộ lòng bàn chân bé vẫn còn áp sát sàn nhà. Vì khi được khoảng 3 tuổi trở đi, tình trạng này của bé sẽ tự điều chỉnh lại dần dần.

Đôi khi hai bàn chân bé thường chụm vào nhau lúc tập đi. Trong thực tế, cả đầu gối và hai bàn chân bé còn hướng vào nhau cho đến khi bé được khoảng 12 – 18 tháng tuổi. Điều này là do toàn bộ xương đùi bị xoay hướng vào trong ở độ tuổi đó. Tình trạng này sẽ tự động được điều chỉnh vào lúc bé khoảng 5 – 6 tuổi. Tuy nhiên, nếu lúc này trẻ vẫn không tự điều chỉnh được, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ, vì đôi khi bé có vấn đề về khớp háng hoặc một bệnh lý khác cần phải điều trị kịp thời.

Đôi giày cho bé: Khi bắt đầu biết đi, bé cần đi giày để bảo vệ đôi chân. Trước khoảng thời gian bé biết đi, tốt nhất bạn nên cho bé đi chân trần trong nhà để bé có thể tiếp xúc và cảm nhận được ma sát của sàn nhà. Nếu trời quá lạnh, bạn không nên cho bé để chân trần mà cần mang bít tất dài, hoặc tất chống trượt. Nếu tất trơn trượt sẽ khiến cho bé chậm biết đứng và chậm biết đi.

Lúc bé biết đi được khoảng 1 tháng và có vẻ đã đứng vững, chính là lúc bé sẵn sàng mang đôi giày thật vừa vặn.

– Khi chọn mua giày cho bé, bạn không cần phải đo vừa vặn cả bàn chân của bé, nhưng nhất định giày cần được gài chặt.

– Nên chọn loại giày mềm, có độ đàn hồi tốt, có chỗ đeo chắc chắn.

– Nên mua cho bé mỗi lần một đôi giày thôi, vì chân bé sẽ lớn nhanh và không dùng kịp.

– Sau khi đã mua đôi giày đầu tiên khoảng 6 – 8 tuần, bạn nên đo lại chân của bé để mua thêm giày mới cho bé.

Hệ thần kinh

Bộ não bé phát triển nhanh chóng, khi được khoảng 12 tháng, trọng lượng não bé đạt khoảng 2/3 so với trọng lượng não của người lớn. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, não bé vẫn còn diễn ra rất nhiều giai đoạn phát triển khác nữa, chẳng hạn việc thiết lập đường liên kết giữa các tế bào não và cải tiến tốc độ truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh.

Phát triển thói quen ăn uống

Con đã là chàng trai / cô gái 1 tuổi rồi mẹ ạ! Mẹ sẽ ngạc nhiên vì con sẽ bắt đầu “đòi chủ quyền” của mình, đầu tiên là với việc ăn uống. Bé có thể thay đổi thói quen ăn uống của mình và mẹ hãy tôn trọng điều đó nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.

12-thang_2_hikidsvn.com_

Thói quen ăn uống của bé có thể thay đổi một chút và bạn hãy cho phép con lựa chọn món ăn mà bé thích – Ảnh: GettyImages

Đừng ngạc nhiên nếu đứa trẻ háu ăn của bạn bỗng ăn ít lại. Trẻ ở tuổi này thường ăn ít lại và tự nhiên trở nên khảnh ăn hơn. Sự thay đổi này có vẻ hơi vô lý vì bé vẫn hoạt động tay chân liên tục mà. Tuy nhiên bởi vì giờ đây bé tăng trưởng chậm hơn nên bé thực sự không cần ăn nhiều như trước.

Cố gắng đừng ép trẻ ăn hơn. Thay vì vậy, hãy để cho bé tự quyết định ăn cái gì. Dĩ nhiên mặc dù bạn không thể can thiệp lượng thức ăn bé ăn, bạn là người chịu trách nhiệm cung cấp cho bé loại thực phẩm gì để bé lựa chọn. Bạn vẫn nên tiếp tục cung cấp cho bé những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và đa dạng chủng loại. Hạn chế việc cho bé ăn các thức ăn ngọt hoặc những thứ không tốt cho sức khỏe vì lo rằng bé ăn chưa đủ. Miễn bé vẫn lớn là được. Như thường lệ, nếu có nghi ngờ gì, bạn hãy đến gặp bác sĩ.

Bé đã biết nằm mơ

Dù hàng tháng nay bé ngủ rất ngoan, bây giờ cũng có thể tự nhiên bé hay thức dậy nửa đêm. Dĩ nhiên việc này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào vì lý do này hoặc lý do khác. Nhưng ở giai đoạn này, lý do bé ngủ không thẳng giấc có thể là do bé gặp những giấc mơ.

Khoảng từ 12 đến 14 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nằm mơ và bị giật mình thức giấc. Để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, bạn hãy cố gắng thực hiện đều đặn các “thủ tục” chuẩn bị cho trẻ đi ngủ và tạo ra một bầu không khí thương yêu khi dỗ trẻ ngủ.

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

Be Minh 1 tuoi

Bé Bin rạng ngời ngày bé tròn 1 tuổi (5.10.2013).  Bố mẹ bé gửi lời nhắn cho bé: “Bố mẹ yêu con nhìu nhắm!”

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này