08 tháng tuổi

8 tháng tuổi: Tính tò mò của bé phát triển
Bò, trườn, và chập chững là các dấu hiệu đáng chú ý trong tháng này, vì em bé của bạn đang trải nghiệm các cách thức mới để khám phá thế giới xung quanh. Bạn có thể giúp bé bằng cách nào? Khi bé đang đứng, bạn hãy để đồ chơi yêu thích của bé ra ngoài tầm với. Cố gắng làm cho bé bám vào đồ đạc và chập chững bước đi để với lấy đồ chơi này.

Bé biết cầm những vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ. Tập trung vào những đồ vật hơn là chỉ cần cố gắng chụp lấy chúng.

Bé đã bò rất tốt, có thể đứng lên mà không cần giúp đỡ. Có thể đứng lên nhờ tựa vào các đồ gỗ nhưng bé không biết phải làm gì khi đã đứng lên.

Bé thích chơi trò chơi và những thứ khác.

Thời gian tập trung của bé dài hơn lúc trước. Nhớ những sự việc trước đây đã xảy ra.
Rất gắn chặt với bạn và sợ khi xa bạn.

Những thay đổi quan trọng: Tính tò mò của bé đang phát triển, bé khám phá môi trường xung quanh một cách nghiêm túc.

Bé nhai, đập, ném hay trút hết ra ngòai những gi trong tầm tay bé.

Sự ham muốn được leo trèo của bé rất mạnh, bé cố gắng trèo lên những đồ gỗ thấp, những ngăn kéo đang mở hay cầu thang. Khi bé đã leo lên được thì bé lại không biết xuống bằng cách nào.

Bé ngày càng nhận biết mình là một thành viên độc lập của xã hội. Khi bé có ước muốn dữ dội nhưng lại không đạt được thì bé trở nên giận dữ. Bé biết những gì mình muốn.

Cách ăn uống và những thức ăn bé thích ngày càng hiện rõ ra.

Khả năng về thị giác của bé đã phát triển đầy đủ. Bé chú ý đến tất cả chi tiết của môi trường xung quanh.

Bé đang học cách họat động của thế giới xung quang bằng cách bắt chước nó. Bé bắt chước cách bạn nói, không phải bằng từ mà bằng ngữ điệu. Bé bắt chước những việc bạn làm trong nhà.

Phát triển về mặt thể chất

–  Vỗ tay và đập các đồ vật vào nhau

–  Nhặt lên và cầm nắm 2 đồ vật, mỗi món trên 1 tay

–  Cầm đồ vật nhỏ bằng ngón trỏ và ngón cái, cầm đồ vật lớn bằng cả hai tay

–  Đứng được khi có chỗ vịn

–  Có thể chuyển hướng khi đang bò

–  Có thể leo

Phát triển về mặt giao tiếp xã hội

–  Muốn chơi gần ba mẹ

–  Có chủ ý khi chọn đồ chơi

–  Nhạy cảm với trẻ khác, khóc theo những trẻ khác

–  Biết tự bảo vệ mình và “giữ của”

–  Bắt đầu nhận biết tâm trạng của người khác

–  Bắt đầu biết chơi đùa

–  Bắt chước ho, tặc lưỡi, huýt sáo

–  Trình diễn các động tác và sẽ lặp đi lặp lại 1 động tác nào đó nếu được hoan nghênh

Phát triển về mặt trí lực

–  Tìm ra món đồ chơi nếu bé nhìn thấy nó bị dấu đi

–  Chán với các đồ chơi, hành động hoặc những tác nhân kích thích lặp đi lặp lại

–  Có thể nhớ trò chơi đã chơi ngày hôm trước

–  Có thể thực hiện theo các chỉ dẫn đơn giản

–  Có ý thức về không gian đứng và sợ độ cao

—————————————————————————————————————————–

Tuần thứ 31, mẹ sẽ thấy bé cực kỳ ngộ nghĩnh và đáng yêu khi đã biết thể hiện cảm xúc của mình; từ giờ, bé cũng đã biết bắt chước bạn, vì vậy từng cử chỉ, từng cách cư xử của bạn bây giờ chính là tấm gương mà bé sẽ noi theo. Với mẹ, tới thời điểm này, mẹ đã đầy tự tin để làm chú cuộc sống mới của mình, vì vậy đây là lúc mẹ khiến mọi thứ quanh mình dễ dàng hơn.

Thể hiện nhiều cảm xúc hơn

Đây là giai đoạn bé thể hiện cảm xúc rõ ràng hơn. Bé có thể hôn những ai bé thấy quen, và thậm chí còn hôn nhiều lần nếu bạn vỗ tay khen bé.

8-thang_1_hikidsvn.com_

Trong vài tháng sắp tới, bé có thể học cách đánh giá và bắt chước tâm trạng của người khác, bé cũng đã có thể bắt đầu thể hiện sự đồng cảm của mình. Chẳng hạn, nếu nghe ai đó khóc, bé cũng có thể khóc theo. Mặc dù  bé chỉ mới bắt đầu tìm hiểu cảm xúc của mình, nhưng bé bắt chước mọi thứ từ bạn. Nhiều tháng (và nhiều năm) sau đó, bé sẽ quan sát cách bạn đối xử với người khác và làm theo y chang.

Trước khi đi ngủ

8-thang_2

Dù ở nhà mình hay bên ngoài, bạn hãy cố gắng tạo thói quen ngủ cho bé – Ảnh: Inmagine

Nếu buổi tối bé phải ngủ riêng phòng và cảm thấy lo lắng khi sắp đến giờ ngủ, bạn hãy dành thêm thời gian đọc sách, vỗ về và mở nhạc êm dịu cho bé nghe trước khi cho bé lên giường. Một lịch trình chuẩn bị ngủ đều đặn và quen thuộc mang lại cho bé cảm giác an toàn và giúp bé ngủ dễ dàng hơn.

Bé sẽ cảm thấy dễ chịu nếu tối nào bạn cũng thực hiện đúng một quy trình và bé có thể đoán trước những việc sắp xảy ra, nhờ vậy bé sẽ thư giãn và ngủ dễ hơn. Bạn lưu ý nên chọn những hoạt động làm bé dễ chịu chứ đừng làm bé bực bội.

Bạn có thể thực hiện quy trình chuẩn bị cho bé đi ngủ bắt đầu từ phòng tắm hoặc phòng khách, nhưng nhớ phải kết thúc trong phòng ngủ của bé hoặc nơi bé thường ngủ. Điều quan trọng là phải giúp bé hiểu rằng phòng ngủ của bé là một nơi tuyệt vời chứ không phải là nơi bé bị “đi đày”.

Nếu bé không vui khi thấy bạn đặt bé lên giường rồi đi ra khỏi phòng, bạn hãy nói với bé là lát nữa bạn sẽ quay trở lại. Nhiều khi bạn chưa kịp quay lại thì bé đã ngủ. Dù bé có đang không ở nhà, bạn cũng nên cố gắng bám sát lịch trình chuẩn bị cho bé ngủ như vậy càng nhiều càng tốt nhằm giúp bé làm quen với môi trường lạ dễ hơn.

Cuộc sống của bạn: Làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn

Mọi người ai cũng thích cách làm đỡ tốn thời gian, công sức. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xử lý mọi việc dễ dàng hơn:

Chuẩn bị sẵn thức ăn. Một số người thường chuẩn bị sẵn từng phần sữa, bữa chính, bữa phụ cho trẻ, và các bữa ăn cho cả nhà để dự trữ và đến bữa ăn chỉ cần lấy ra dùng. Bất cứ lúc nào rảnh, bạn nên chuẩn bị trước đồ ăn cho cả nhà và cho bé.

Sắp xếp đồ đạc ngăn nắp. Để các vật dụng bạn thường xuyên sử dụng ở nơi cố định sao cho khi cần bạn đều có thể tìm thấy dễ dàng. Bố trí sao để mỗi tầng lầu trong nhà đều có nơi thay tả cho bé. (Ví dụ ghế sofa trong phòng khách cũng có thể dùng làm nơi thay tã cho bé). Luôn để sẵn vài cái tã vào một cái túi để khi cần bạn có thể túm lấy và mang đi nhanh chóng – hoặc để sẵn 1 túi trong xe hơi. Để tất cả vật dụng dành cho bé ăn hay tắm trong từng túi riêng và cất ở một nơi cố định để mỗi khi dùng đến, bạn không phải mất công đi tìm từng thứ.

8-thang_3

Bé cũng đã có thể tham gia việc nhà với mẹ rồi nhé, dù mới chỉ là “cổ động viên” thôi. – Ảnh: Inmagine

Cho bé cùng tham gia. Khi tắm cho bé bạn có thể cùng tắm luôn để tiết kiệm thời gian mà lại vui nữa. Kết hợp vừa làm việc nhà vừa chơi với bé – như xếp quần áo chẳng hạn (bé rất thích bò lổm ngổm trên đống quần áo) hoặc dọn dẹp phòng của bé – như thế bạn có thể vừa trông bé, chơi với bé, và đồng thời giải quyết được việc nhà.

Phát triển của từng bé 8 tháng tuổi:

Cu Kem (bé Bảo Lâm) tròn 8 tháng: Ngộ nghĩnh và đáng yêu

Cu-Kem-8-300x300 Cu-Kem-8-2-300x300

Đến hẹn lại lên, cứ đến tháng là lại mở mail xem bé tiến bộ đến thế nào đây. Báo cáo tiến độ của cu Kem chị nhé. Đúng là về mặt thể chất thì cu cậu đã biết vỗ 2 tay khi mẹ nói vỗ tay đi con. Có lúc hứng lên thì còn biết bye bye nữa chứ. Cái này là vỗ tay chủ động khi mẹ yêu cầu, khác với nhiều lúc anh ta chẳng đợi mẹ yêu cầu gì cả, vỗ mù mịt cơ. Cũng biết cầm đồ vật và bò đi tìm (mẹ giấu). Món ăn ưa thích bây giờ là cái…điều khiển ti vi. Kem vẫn chưa đứng được và tự đứng lên được lúc đang ngồi đâu. Chưa mọc răng luôn chị ạ. Nhưng đúng là dạo này anh chàng biết gần mẹ hơn, biết đòi bế, biết chọn người này bế hay người kia bế. Có bữa mẹ đang bế em bé khác thì hắn ta khóc, nhào người sang. Hắn ta cũng biết cười ầm ĩ khi mẹ đùa và cười hùa theo khi …bố mẹ cười. Thậm chí khi cắn mẹ đau mẹ khóc thì hắn ta lại cười mới chết. Kem vẫn chưa ý thức được cái vụ độ cao đâu, và không biết sợ nữa, cứ thích bò lại cái quạt để nghịch. Một trò nghịch nữa của anh chàng là bò lại cái tủ đồ của chàng và kéo ra, đẩy vào, kéo ra, đẩy vào, dù mẹ có bế anh chàng chuyển hướng thì lát sau lạ vẫn kéo ra đẩy vào như thế

 

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

 

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này