05 tháng tuổi

5 tháng tuổi: Bé biết cười và “nói chuyện”

Năm đầu tiên của bé đã qua được gần một nửa. Và nếu bạn giống như hầu hết các bà mẹ khác, những khoảnh khắc này đã được ghi lại (bằng máy quay phim). Hãy chia sẻ các khoảnh khắc của bạn với gia đình và bạn bè qua Internet. 

5-thang_hikidsvn.com_

Cuối tháng này, sẽ có nhiều khoảnh khắc để lưu giữ lại- em bé của bạn đã bắt đầu ngồi được nếu được hỗ trợ, chuyển đồ chơi từ tay này sang tay kia một cách vui vẻ, và nhiều nữa.

Bé biết đáp lại giọng nói và nhìn về người đang nói. Biết nín khóc khi nghe giọng của mẹ.
Cười và “nói chuyện” để thu hút sự chú ý của người khác.

Biết làm nhiều thứ tiếng. Có những thứ bé tự làm, có những thứ bé bắt chước theo những người khác, vật khác.

Bắt chước cử động của người khác.

Biết phản đối khi bị người khác lấy đi đồ chơi hay làm bé không hài lòng.

Bé muốn được sờ, cầm nắm và nếm mọi thứ. Bé có thể chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.

Những thay đổi quan trọng: Khả năng về ngôn ngữ của bé đang phát triển rất nhanh dù bé vẫn chưa nói được trong nhiều tháng kế tiếp. Bé bắt chước những điệu và nếu bé đã tạo được sự chú ý khi tạo ra những âm thanh nào đó thì bé sẽ lập lại nó sau đó.
Bé có cử động báo trước bé chuẩn bị biết trườn. Chỉ chòi đạp và lắc lư.

Bé có thể biết sợ người lạ.

————————————

Trong tháng tiếp theo, mẹ lưu ý những đặc trưng phát triển của bé như sau nhé:

Đặc trưng phát triển của bé từ 5 – 6 tháng tuổi.

Từ 5 – 6 tháng tuổi
Chiều dài

Bé trai: 64 – 73,2cm; trung bình: 68,6cm; Bé gái: 62,4 – 71,6cm; trung bình: 67cm.

Cân nặng

Bé trai: 6,6 – 10,3kg; trung bình: 8,5kg; Bé gái: 6,2 – 9,5kg, trung bình: 7,8kg.

Vòng đầu

Bé trai: 41,5 – 46,7cm; trung bình: 44,1cm; Bé gái: 40,4 – 45,6cm; trung bình: 43cm.

Vòng ngực

Bé trai: 39,7 – 48,1cm; trung bình: 43,9cm; Bé gái: 38,9 – 46,9cm; trung bình: 42,9cm.

Thóp

Thóp trước vẫn chưa khép lại.

Vận động thô

 – Khi nằm, bé có thể thực hiện động tác lật một cách thuần thục.

 – Khi nằm sấp, hai chân bé đưa thẳng lên cao, và có thể lật ở mọi hướng; có thể dùng hai tay và đầu gối để chống đỡ thân người, tứ chi duỗi thẳng để đẩy người về trước hoặc ra sau; có thể áp sát bụng xuống đất chống đỡ để bò về trước hoặc ra sau. Khi lật ở tư thế nằm sấp, bé có thể gập một bên thân người lại đến tư thế nửa ngồi.

 – Khi kéo tay bé ngồi dậy, bé có thể giữ được thăng bằng, lưng và hông giữ thẳng, có thể ngẩng đầu và tự do hoạt động. Khi ngồi trên ghế, bé có thể cầm và lắc vật phẩm. Nếu bị ngã xuống, bé có thể tự mình ngồi dậy; bé có thể tự ngồi trong khoảng nửa giờ, nhưng thân người cần phải gập về trước và dùng hai tay để chống đỡ.

 – Khi đỡ lưng để bé đứng dậy, bé có thể nhảy lên xuống.

Vận động tinh

 – Những ngón tay của bé đều có thể làm động tác cầm nắm.

 – Khi đặt đồ chơi nhỏ bên cạnh bé, bé có thể vươn một tay đến đồ chơi và cầm gọn đồ chơi trong lòng bàn tay.

 – khi bú, hai tay của bé đã có thể cầm bình sữa.

 – Khi cầm đồ chơi trong tay, bé có thể lắc lư cổ tay để vật thể di động.

 – Khi bị quần áo che mặt, bé sẽ tư dùng tay gạt quần áo ra.

Khả năng thích ứng

 – Cho bé nằm, khi nhìn thấy giường của mình có treo lục lạc, bé sẽ vươn tay để cố bắt lấy; khi kéo bé ngồi dậy và đặt đồ chơi trước mặt, bé sẽ cầm lấy đồ chơi.

 – Có thể phát giác ra mối quan hệ giữa hai tay mình và vật trong tay. Khi người lớn lấy vật trong tay bé và đặt lên giường (nơi bé có thể nhìn thấy) bé biết trườn người để đuổi theo và cầm đồ chơi trong tay. Nếu đồ chơi bị rơi xuống đất bé sẽ cúi đầu xuống tìm.

 – Nếu đặt trước mặt bé ba khối xếp hình, sau khi bé cầm lấy khối xếp hình thứ nhất, bé bắt đầu vươn tay muốn lấy khối xếp hình thứ hai, và chú ý đến khối xếp hình thứ ba.

 – Bé có thể vươn tay cầm lấy vật rất nhanh và kiên quyết khi nhìn thấy vật. Thông thường, mắt bé sẽ tập trung chú ý vào vật định lấy nhưng cũng có thể nhắm mắt cho đến khi cầm chắc được vật.

 

Ngôn ngữ

 – Bắt đầu kết hợp nguyên âm với khá nhiều phụ âm (thường có f, v, s, sh, z, k, m…), độ to nhỏ, cao thấp, nhanh chậm của âm thanh cũng có thay đổi.

 – Khi học nói, phấn khích, động tác của bé cũng nhiều hơn, và thường có phản ứng với giọng nói của phụ nữ.

 – Bé có thể biểu đạt sự vui buồn của mình qua âm thanh, có những phản ứng khác nhau đối với ngữ điệu khác nhau.

 – Khi nghe người gọi tên mình bé biết xoay đầu lại.

Hành vi giao tiếp

 – Khi soi gương, bé vẫn cười với cái bóng trong gương nhưng đã phân biệt được bóng trong gương và mình là khác nhau.

 – Khi hai tay thay phiên nhau cầm vật, bé có thể phát giác được những bộ phận khác nhau của cơ thể mình, và biết đươc sự khác nhau giữa bản thân và thế giới bên ngoài.

 – Không thích người lạ.

 – Có thể phân biệt được ngưới lớn và trẻ con; biết vươn tay và phát âm… để chủ động giao lưu với người khác; biết cười với những trẻ khác và đưa tay chạm chúng.

 – Khi người lớn rửa mặt cho bé, nếu bé không thích, bé sẽ đẩy tay ra

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

 

 

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

 

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này