03 tháng tuổi

3 tháng tuổi: bé phát triển tính cách riêng
3 thang 3 tháng tuổi: bé phát triển tính cách riêng
 

Đến tháng thứ 3, em bé của bạn sẽ bắt đầu phát triển tính cách riêng- và một số trò mới. 

Bé có thể với đến các đồ vật, cười khanh khách và quay về hướng có giọng nói đặc biệt – giọng nói của bạn. Bạn có thể làm gì để giúp bé hòa nhập? Thử cho bé ngồi dậy và chỉ cho xem bé ánh sáng dịu và các màu sắc tươi sáng.

Bé giao tiếp với thế giới bên ngòai nhiều hơn qua những tiếng thầm thì, gù gù và biểu thị qua nét mặt. Khóc ít hơn.

Đáp ứng với nhiều lọai kích thích khác nhau. Thích những vật thể có nhiều màu sắc và kiểu dáng. Thích chơi những đồ chơi như cái lục lạc, trái banh mềm, đồ chơi để bé ôm ấp…

Cố vươn tới một vài đồ vật, túm lấy và nắm giữ chúng trong vài giây.

Nhìn theo những vật di chuyển chậm, đặc biệt là những vật di chuyển ngang từ bên này sang bên kia. Quay đầu để giữ cho vật nằm trong tầm mắt.

Nghiêng người khi được nằm sấp và cố nâng đầu lên. Bé đang cố gắng kiểm sóat nhiều hơn đầu và thân. Những chuyển động ít lọang chọang hơn.

Hệ thần kinh của bé đang trưởng thành rất nhanh. Bé có thể phối hợp giữa nhìn, nắm giữ và bú, điều này có nghĩa là bé cố đưa hết mọi thứ vào trong miệng bé.

Bé bắt đầu thích thú với đôi bàn tay và những ngón tay của mình qua việc ngắm nhìn chúng nhiều. Bé bắt đầu dùng tay để vươn tới những vật thể hấp dẫn.

Khả năng về thị giác của bé đã phát triển gần như hòan chỉnh. Bé có thể nhìn từng chi tiết của các vật thể.

Giờ giấc ăn, ngủ và tỉnh táo vui chơi của bé ngày càng đều đặn hơn.

Dấu hiệu mới của bé: “bàn tay Jazz”

Em bé của bạn vẫn có thể dành nhiều thời gian để tự chơi với”bàn tay jazz”. Nói cách khác, hầu hết thời gian, bàn tay bé để mở. Hành động mở và nắm tay, cũng như nhìn chằm chằm vào chúng cũng thú vị với bé chẳng kém gì việc khám phá các con thú nhồi bông.

Việc này có thể chỉ như một trò chơi, nhưng nó cũng giúp bé luyện tập cơ tay. Với việc luyện tập này, trong vòng 5 đến 6 tháng, bé đã có thể cầm đồ chơi. Để giúp bé, thử đặt xúc xắc vào tay bé, và kéo nhẹ; cách này cũng có thể giúp bé rèn luyện cơ.

 

Khả năng thích ứng

– Khi có vật xuất hiện trong phạm vi tầm nhìn, bé sẽ lập tức nhìn theo; khi nghe thấy tiếng nhạc phát ra từ đồ chơi, bé sẽ lập tức chú ý đến vật phát ra âm thanh một cách chính xác.

– Sau khi nhìn thấy đồ chơi, bé sẽ vung hai tay lên như muốn bắt lấy, nhưng thường là không bắt được.

– Đặt bé nằm ngửa, khi có đồ chơi xuất hiện trong phạm vi tầm nhìn của bé, bé sẽ chú ý đến ngay. Nếu di chuyển đồ chơi sang trái phải ở trước mặt bé, hai mắt và đầu của bé cũng sẽ chuyển động sang trái phải, góc độ lên đến 1800. Nếu đặt đồ chơi có tay cầm vào tay bé, bé sẽ nắm lấy tay cầm và đưa lên nhìn.

– Nếu đặt đồ chơi ở gần bé, bé sẽ tới gần và chạm tay vào đồ chơi, đôi lúc còn có thể dùng hai tay dể cầm lấy đồ chơi.

– Đôi khi bé sẽ cho vật cầm trên tay mình vào miệng.

– Khi tay bé cầm một món đồ chơi, nếu người lớn đưa đến một món đồ chơi khác, thì bé sẽ nhìn theo món đồ chơi này.

Ngôn ngữ

– Có thể tự phát ra tiếng cười hoặc phản ứng khi người lớn chơi đùa với bé.

– Tiếng khóc tương đối chắc khoẻ.

– Bắt đầu bặp bẹ học nói, có thể phát ra hàng loạt ngữ âm khác nhau.

– Bắt  đầu biết cách dùng những tiếng cười khác nhau để biểu đạt sự vui thích và hiếu kì đối với sự vật xung quanh.

– Biết dùng giọng điệu để biểu đạt ý không vui.

Hành vi giao tiếp

– Bé có thể cười một cách tự phát khi nhìn thấy gương mặt quen thuộc và phát ra âm thanh tuơng đối nhiều, nhưng khi nhìn thấy ảnh thì không như vậy.

– Khi soi gương, bé sẽ chú ý đến hình ảnh của mình trong gương, còn tự mình cười nói và bắt đầu điều chỉnh phản ứng với người khác.

– Khi người lớn kéo bé dậy lúc bé đang nằm ngửa, bé sẽ cười, đôi lúc còn phát ra tiếng.

– Khi bú, bé đặt hai tay lên bầu vú của mẹ hoặc bình sữa.

 

—————————————————————————–

Tham khảo: Công thức ngủ mới cho bé 3 tháng tuổi

Khi vừa mới chào đời, bé yêu của bạn dành phần lớn thời gian để ngủ. Thật khó để bạn và người thân được ngắm đôi mắt thiên thần của bé trong thời điểm này bởi nhu cầu ngủ của bé là rất lớn, chiếm hầu hết thời gian của bé. Tuy nhiên, thói quen ngủ của bé cần được thay đổi sau những tháng đầu tiên. Đây là điều mà không ít người mẹ chủ quan vì cho rằng bé ngủ càng nhiều càng tốt.

Công thức ngủ mới cho bé

Khi bé yêu được vài tháng tuổi, thời gian thức của bé kéo dài hơn so với lúc vừa mới chào đời. Đây cũng là lúc bạn cần quan tâm đến thời lượng ngủ của con bao nhiêu là đủ. Có những lúc bạn cần phải giữ cho bé thức thay vì ngủ vùi để đảm bảo sự phát triển thể chất bình thường của bé.

Mỗi buổi sáng, bạn cần đánh thức bé dậy thay vì để bé ngủ đến lúc nào tùy thích. Nhiều mẹ tâm sự rằng nếu bé ngủ dậy quá muộn vào buổi sáng, bé sẽ không còn muốn ngủ vào buổi trưa và thậm chí cả buổi tối. Điều đó  sẽ không tốt cho thói quen của bé cũng như khiến những người khác trong gia đình mệt mỏi vì phải thức chơi với bé và đảm bảo bé được an toàn.

Công thức giấc ngủ thường được khuyên áp dụng cho các bé 3 tháng tuổi là:

• Một giấc ngủ ngắn chừng 30 phút vào giữa buổi sáng

• Giấc ngủ trưa no kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ

• Buổi tối, bé ngủ vào lúc 7 giờ.

Lưu ý: đây là thời điểm bạn được khuyên áp dụng công thức ngủ trên, tuy nhiên đừng quá lo lắng nếu em bé của bạn không ngủ theo công thức trên, vì mỗi bé phát triển khác nhau, thời điểm bắt đầu luyện cho bé thậm chí dao động từ 3-6 tháng tuổi

Bé “ngáy” trên ngực mẹ

Những người mẹ cho bé bú thường thấy hiện tượng bé yêu “ngáy” trong khi đang ngậm vú và mắt lim dim ngủ. Có những bé ngủ ngay không lâu sau khi vừa chạm vào ngực mẹ. Vấn đề là bạn có nên đánh thức bé để bé tiếp tục bú sữa hay không?

Thực ra, quyết định của bạn phụ thuộc vào việc lần cuối bé bú sữa là bao lâu và nhiệt độ cơ thể bé lúc này như thế nào? Nếu bé vừa mới bú xong và đủ ấm áp thì hãy để bé tiếp tục giấc ngủ của mình. Nhưng nếu bé đã bú khá lâu rồi, bạn hãy đánh thức bé dậy đề phòng bé bị đói trong lúc ngủ, giấc ngủ sẽ không ngon.

Tương tự, nếu bạn chưa kịp mặc đủ ấm cho bé thì có thể đánh thức bé dậy để mặc thêm áo cho bé. Nếu bé bị lạnh trong lúc ngủ, rất có thể sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là về đường hô hấp

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này