35 tháng tuổi

35 tháng tuổi: bé có nhiều sở thích khác nhau

Bé 35 tháng tuổi: Thời gian này, bé có rất nhiều sở thích khác nhau, như: thích sưu tầm các đồ vật, thích bố hoặc mẹ hơn và thích được tập đi xe đạp ở ngoài trời…

35-thang-tuoi-1 35-thang-tuoi-2Bé sưu tập các đồ vật

Trẻ lớn hơn có sự đam mê về sưu tập đồ vật như người lớn. Chúng có thể trao đổi các loại đá, tranh ảnh… Dần dần, bé làm việc chăm hơn để phân loại thế giới xung quanh mình thành từng nhóm và các nhóm con (động vật có vú, mèo đen, mèo trắng và vàng). Việc sưu tập đáp ứng với loại chức năng tinh thần một cách hoàn hảo (đá to, đá nhỏ, đá trắng, đá sáng bóng). Bộ sưu tập đồ chơi rất thu vị, nhưng người lớn lại phải mua chúng – bé không thể tự mình làm được. Đó là lý do tại sao nhiều “nhà sưu tập mới” lại có xu hướng say mê với những thứ tự nhiên (que, vỏ, lông), vì trẻ có thể kiểm soát được.

Hãy dành cho bé một nơi riêng biệt để cất giữ bộ sưu tập như một chiếc hộp, hoặc giá treo. Hãy khuyến khích bé nói chuyện với bạn về nó, để giúp bé nói lên suy nghĩ của mình. Hãy hỏi “tại sao con lại nhặt cái này?” và “Đồ ưa thích của con là cái nào?”…

Bé thích bố hoặc mẹ hơn

Đừng suy nghĩ nhiều, nếu bé có bắt đầu thích mẹ hay thích bố hơn (và bạn sẽ chỉ là người kỳ quặc bị gạt ra ngoài thôi). Bé có thể đòi một ngày nào đó chỉ có bố đọc truyện vào giờ ngủ, chứ không phải là mẹ.

Đôi lúc thói quen là nguyên nhân: Bình thường, mẹ hay đưa bé đến nhà trẻ, nên nếu có hôm bố đưa bé đi thì bé sẽ quấy khóc. Một cách rõ ràng hơn, khi bố hoặc mẹ đi công tác thì khi về sẽ bị bé có khoảng cách hơn. Đó là cách để bé nói: “Con thật sự, thật sự đã rất nhớ bố (mẹ) và không thích như thế… Con sợ bố (mẹ) sẽ lại đi nữa”.

Bạn nên biết rằng, những ý thích này chỉ là tạm thời. Nếu bạn là người bị bé gạt ra ngoài thì cũng đừng bận tâm vì điều đó. Nếu bạn đang là người được bé yêu quý hơn, hãy chỉ định một số hoạt động mà thực hiện cùng với người còn lại để thỉnh thoảng bạn sẽ có thời gian để nghỉ ngơi. Hãy tiếp tục những thói quen thường lệ với bé và mọi việc sẽ quay trở lại bình thường.

Dù bạn làm bất cứ việc gì đi nữa, cũng đừng cố gắng giành tình cảm của bé dành cho đồ chơi hay những quy tắc thư giãn. Bạn sẽ chỉ tạo ra một tiền lệ xấu và khen hành vi của bé mà thôi. Ngoài ra, một điều bé thực sự muốn (thậm chí khi bé tỏ ra là không muốn) chính là bạn.

 

Bé tập đi xe đạp

Hầu hết trẻ em đã biết đi xe ba bánh trong độ tuổi 2 đến 3. Nó làm các cơ lớn mạnh hơn và phối hợp tạo ra sự khéo léo. Việc bắt đầu với kiểu xe nhựa thấp có thể giúp bé cảm thấy an toàn (nó ít khi bị lật hơn) và học được cách đạp chân một cách dễ dàng. Sau đó, bạn có thể chuyển sang một chiếc xe cao hơn nếu thích. Bé sẽ không có sự cân bằng và phối hợp cần thiết cho xe 2 bánh đến khi bé sắp đi học cấp 1 (một số bé có thể đi được xe hai bánh, nếu huấn luyện sớm nhưng hiếm khi đi được trước tuổi lên 3).

Lời khuyên an toàn: Hãy nhận ra rằng, người lái khó mà nhìn thấy những loại xe thấp ở dưới mặt đất, vì thế luôn phải giám sát bé. Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, trẻ em đội mũ bảo hiểm an toàn dành cho xe đạp ngay cả khi mới được 3 tuổi và ngay cả khi bé được bạn đèo – nó bảo vệ não bé cũng như tạo thói quen đội mũ bảo hiểm ngay từ đầu.

Tại sao trẻ lại thích bịa?

Với bé, khoảng cách giữa tưởng tượng và hiện thực không rõ ràng, điều đó có thể lý giải xu hướng bịa đặt của bé. Ý định của bé không phải là để đánh lừa bạn. Bé chỉ muốn nói những điều khiến bạn vui vẻ, thậm chí nó không có thực. Hãy làm cho bé ít sợ khi nói sự thực và bạn sẽ giúp được bé tránh nói dối. Ví dụ, nếu bé phủ nhận việc vẽ lên tường, hãy bình tĩnh giúp bé lau sạch và chỉ ra rằng: bút màu là để tô vào sách và giấy. Đối lập với trực giác, sự hài hước có thể là phản ứng hữu ích. Hãy giả vờ ủng hộ câu chuyện khó tin này và bạn tự thêu dệt nó, trẻ sẽ có thể nhận ra được sự ngớ ngẩn của câu chuyện.

Chuyện bịa đặt cũng nảy mầm từ trí tưởng tượng tích cực của bé. Chúng trở nên tin vào những việc nhất định mà chúng đã tượng tượng rằng thực sự đã xảy ra: Có thể là một con rồng dưới giường đã làm lộn xộn tất cả quần áo ở sàn nhà.

Và thỉnh thoảng những điều tưởng như nói dối hầu như rất nhanh quên. Bạn hỏi, “Con đã sờ tay vào lớp bánh ga tô sinh nhật phải không?” Và nếu nó xảy ra được một lúc lâu rồi vào một ngày bận rộn, bé có thể không chắc liệu mình làm hay anh trai làm điều đó nữa.

 

Cuộc sống của bạn

Khi nhu cầu để kỷ luật bé tăng lên, cha và mẹ có nhiều cơ hội hơn để tranh luận, phản đối nhau về vấn đề phản ứng lại một cách thích hợp (thỉnh thoảng, các cặp vợ chồng nghĩ rằng, mình hiểu nhau cũng như ngạc nhiên bởi mức độ đối với điều mà họ không đồng ý về cách nuôi dạy con). Một số chỉ dẫn nếu điều đó xảy ra:

 Luôn tỏ ra thống nhất với nhau trước mặt con. Tránh phê phán chồng (vợ) mình, nếu bé đang có mặt. Hãy kế hoạch trước để tránh những xung đột trong tương lai bằng cách, bàn về những vấn đề then chốt khi cả hai cảm thấy thoải mái.

• Đồng ý để phản đối. Bạn sẽ có thể thoả hiệp về nhiều vấn đề, nhưng không phải tất cả. Trong những trường hợp này, người mà ở với trẻ nhiều nhất nên giữ ảnh hưởng nhiều hơn.

• Gắn với những chi tiết cụ thể. Giới hạn việc thảo luận thành một vấn đề hẹp (cho phép xem TV nhiều như thế nào) hơn là chêm vào những câu chung chung “Anh luôn chống đối với những gì em nói”.

Cảm giác buồn tẻ trong suốt thời gian bé chơi đồ hàng, xếp hình, sao bạn không thử chơi các trò mà bạn thích như: cá ngựa, cờ tướng…. Tất nhiên, thỉnh thoảng bạn nên chơi. Việc chơi với bé có thể là một công việc tẻ nhạt đối với người lớn. Song, trẻ em lại thường hống hách, thích ra lệnh, dữ dội và thường thích chơi đi chơi lại một trò.

 

Đừng cảm thấy tồi tệ về việc thỉnh thoảng khuyến khích bé chơi một mình; nó tạo cho bé tính độc lập. Cũng nên tìm những lựa chọn thay thế, bạn có thể làm cùng mà không mất sự tập trung quá nhiều của bạn như nấu ăn, hoặc làm vườn, chơi ngoài trời, hoặc đi tản bộ. Hoặc để bé bắt chước các hành động của bạn trong khi bạn làm, ví dụ: chơi tại bàn học của bé, hoặc chơi trong bếp.

Bé rất hợp với nhịp điệu của công việc nhà và đã có nhận thức về thời gian và bé đang phát hiện ra một điều sai là: khi bé ngủ, mọi người khác vẫn đang đùa! Vì thế, bé có thể chần chừ khi ngủ: “Con muốn uống nước”. “Con muốn được mát xoa.” “Con quên nói với mẹ là con yêu mẹ.” Nó khiến bạn cáu, nhưng lại rất dễ thương.

Nếu nó trở thành một vấn đề, hãy nhắc nhở bé thói quen hàng đêm khi bạn ôm bé: Chúng ta đã làm việc này và việc này, việc này nữa, bây giờ đã đến lúc đi ngủ rồi. Trước khi bạn rời khỏi phòng, hãy hỏi bé liệu bé có cần cái gì nữa không. Một số cha mẹ cho phép bé được gọi lại một hoặc hai lần trước khi từ chối đáp ứng lại bất cứ điều gì nữa của bé (đảm bảo bé biết luật).  Tuy nhiên, bạn hãy đáp lại một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh với bé. Nếu bạn cáu và thể hiện điều đó, bé có thể cảm thấy mình chính là nguyên nhân. Vì lý do như vậy,  bạn tránh nói đi nói lại về vấn đề đi ngủ – giải thích dài dòng là không cần thiết.

Khi còn là em bé, con bạn có thể bằng lòng ngồi ở xe đẩy hàng hoá một cách yên lặng, nhìn ngắm sự biến ảo của màu sắc ở hàng hoá hai bên. Bây giờ thì là “Con muốn cái kia!” và “Con có thể lấy…?” Đừng sợ khi nói không. Hãy tập trung mua sắm những thứ bạn cần và đừng chiều bé khi bé lèo nhèo ăn vạ, trừ khi bạn muốn sống cùng thói quen đó. Hơn nữa: Việc phải chịu đựng thất vọng giúp bé học sự kiên nhẫn và kiềm chế bản thân

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này