32 tháng tuổi

32 tháng tuổi: Đã đến lúc bé học vần điệu

Trong quá trình tăng trưởng, bé chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như di truyền, dinh dưỡng, nội tiết… Não coi như gần hoàn chỉnh nhưng mọi hoạt động của não vẫn chưa cân bằng.

Hệ thống miễn dịch của trẻ tiếp tục hòan thiện, tuy nhiên vẫn còn thường xuyên bị nhiễm trùng.

Khả năng vận động của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Đến tháng này trẻ có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn, đứng bằng một chân trong vài giây, có thể đi lại dễ dàng, với dáng dấp của một người lớn.

Trẻ vẫn vô cùng hiếu động và muốn được thử sức với mọi trò chơi. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa đủ khả năng để nhận thức được mối nguy hiểm nên người lớn rất cần chú ý đảm bảo an toàn cho các hoạt động của bé.

Khả năng nhận thức của trẻ khá tốt. Trẻ có trí nhớ tốt, óc sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú và có thể cầm bút vẽ được đường thẳng, đường tròn hay một số hình đơn giản khác.

Ngoài ra tính độc lập cũng cao khi trẻ có thể tự mặc được trang phục của mình mà không còn cần đến sự trợ giúp của người lớn, tranh luận với người lớn để bảo vệ ý kiến của mình.

Khả năng nói của trẻ có thể nói tương đối tốt trong tháng này. Vốn từ của trẻ rất phong phú không thể tính được. Trẻ rất thích được nói chuyện với mọi người.

Ở tuổi này trẻ đã có thể thể hiện khiếu hóm hỉnh của mình để thu hút sự chú ý của người lớn như kể chuyện diễn cảm, nhảy múa, hát…

Dạy bé cách cư xử
Bé chắc chắn đã đủ tuổi để học và thực hành một số cư xử xã hội. Một số mẹo để giúp bé:• Bắt đầu với “làm ơn (vui lòng)” và “cảm ơn”. Nếu bé vẫn chưa học được những từ này một cách tự nhiên, hãy đảm bảo bé được nghe bạn sử dụng chúng: “Con có vui lòng đến đây không?” Đừng ngại nhắc nhở bé: “Con nói cảm ơn chưa?” Sự lặp đi lặp lại sẽ làm cho những từ này thành thói quen.

• Hãy làm gương. Những tấm gương của người khác sẽ chỉ cho bé cách cư xử. Hãy để bé nghe bạn nói, “Bạn có khoẻ không?” và “Làm phiền bạn một chút”.

• Hãy kết nối các hành động với hệ quả. Hãy giúp bé thấy rằng, một bó hoa có thể để chúc mừng ai đó, hoặc hành động đánh hoặc mắng nhiếc có thể làm người khác buồn.

• Quan tâm đến bé hơn khi bé ốm hoặc mệt.

32-thang-2 32-thang 

Đã đến lúc bé học vần điệu

Một cách tuyệt vời để tăng cường sự phát triển ngôn ngữ của bé là tạo ra những câu thơ có vần. Sự lặp lại âm đầu, chơi chữ và gieo vần điều chỉnh sự khả năng nhận thức của bé về sự khác biệt tinh tế giữa các từ và xây dựng vốn từ. Chúng giúp tăng cường khả năng nhớ những gì bé nghe được, một kỹ năng quan trọng chuẩn bị cho việc tập đọc và phát triển vần điệu nữa. Những hình ảnh về từ được vẽ ra theo một vần điệu quen thuộc trở nên vừa thú vị vừa thân quen. Không thì ít nhất, đọc và hát theo vần giúp bé biết rằng các từ cũng có thể trở nên vui nhộn và thú vị!

Đó là lý do chính đáng để sách của bác sĩ Dr. Seuss trở nên nổi tiếng. Từ vựng chỉ đơn giản, nhưng vần điệu lại là sự hoàn hảo lời nói. Ngoài những sách truyện về vần điệu, hãy tìm những sách về vần điệu kinh điển cho trẻ nhỏ hoặc sách về thơ trẻ em. Có nhiều loại khác nhau: đếm vần, chơi gieo vần với ngón tay, và gieo vần với những câu nói khó buồn cười (như kiểu nồi đồng nấu ốc – nồi đất nấu ếch). Cũng thật tuyệt khi hát những vần điệu quen thuộc, mang đến nhiều lợi ích như nhau.

Bé chơi đồ hàng

Chơi đồ hàng đang phát triển khi bé được 3 tuổi trở đi. Búp bê không còn chỉ là một vật để ôm mà còn là một người “thật” có tên, gia đình và có nhu cầu được cho ăn, tắm và tham gia vào các bữa tiệc của bé. Chiếc khăn tắm trên lưng bé có thể biến bé thành anh hùng, người mà có vai trò là liên quan đến một cuộc hành trình hoặc một kế hoạch. Bạn thậm chí có thể nghe bé thuật lại cuộc phiêu lưu của mình khi bé chơi.

Những chỗ dựa hỗ trợ cho các trò chơi xây dựng tưởng tượng, nhưng bé 2 tuổi vẫn còn khá mông lung về việc chúng là cái gì. Một cái que là chiếc đũa thần, là làm đĩa và khối hộp trở thành nhiều thứ khác. Thật thú vị khi nhìn sự sáng tạo này. Bạn cũng nên đưa cho bé những đồ chơi để bé chơi trò này, như đồ để bé mặc cho búp bê (giầy cũ, khăn, váy xoè cũ của bé) hoặc những đồ chơi cho bé giống với vật dụng thật trong nhà như: điện thoại đồ chơi ,hoặc chổi thu nhỏ. Bắt chước làm những việc vặt trong nhà là trò chơi ưa thích  của trẻ ở lứa tuổi này.

Chiến lược cho các giấc ngủ ngắn của bé

Một giấc ngủ ngắn buổi trưa vẫn giúp bé hồi phục năng lượng và hoạt động thoải mái cho đến khi đi ngủ vào ban đêm. Vì thế, bạn đừng vội vàng mà bỏ nó đi. Nếu bé bỏ qua giấc ngủ ngắn và lờ đờ mệt mỏi khi chưa đến giờ đi ngủ, đó là dấu hiệu bé vẫn cần có giấc ngủ ban ngày. Làm thế nào để khuyến khích khi bé không chịu ngủ trưa?

• Dùng một thói quen đã được chỉnh sửa, rút gọn trong những thói quen vào giờ đi ngủ cho mục đích nhất định.

• Nếu bé không chịu ở trong phòng, hãy chốt cửa ở bên ngoài để bé biết đây là giờ nghỉ ngơi (chỉ cho bé biết cái chốt hoạt động như thế nào và giảng giải cách sử dụng để bé không sợ).

• Nếu bé buồn ngủ, bạn hãy nằm xuống cạnh bé.

• Nếu bé vẫn phản kháng lại việc đếm con cừu, hãy kệ bé ở trong phòng và im lặng. Chắc chắn bé sẽ buồn ngủ ngay. Nếu không, thời gian ngừng hoạt động này cũng sẽ cho bé nghỉ ngơi được một chút.

Cuộc sống của bạn

Các câu chuyện cổ tích dạy cho trẻ những quan niệm quan trọng, nhưng bạn chưa nhận ra rằng: chúng có thể đáng sợ như thế nào cho đến khi bạn bắt đầu đọc hoặc kể chuyện cho bé nghe. Các con sói xấu xa và mụ phù thuỷ độc ác chuyên ném trẻ em vào lò nướng nghe có vẻ đáng sợ hơn bạn nhớ. Bạn có nên thay đổi những câu chuyện này để bảo vệ con mình? Điều đó phụ thuộc vào bé và vào câu chuyện. Nhiều chuyện cổ thực sự dạy trẻ đối phó với nỗi sợ hãi (chẳng hạn như Hansel và Gretel bị lạc đường). Và trong các cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, người totos luôn luôn giành chiến thắng. Nếu bạn thật sự không thoải mái, tất nhiên, bé cũng sẽ không biết sự khác biệt nếu bạn thay đổi vài từ (nếu bố bé hoặc cô trông trẻ đọc lại câu chuyện này).

Bạn có cảm thấy tinh thần bị cạn kiệt vào cuối ngày không?

Một cách để phục hồi lại năng lượng là xem xét lại thời gian rảnh rỗi của bạn. Xem liệu bạn có thể cắt giảm được bất kỳ “tác nhân gây béo” nào không. Bạn có thể thấy, chẳng hạn như: vì bé lớn hơn nên bạn muốn dành nhiều buổi tối để hội họp, hoặc tụ tập mà thực sự bạn đã lâu rồi mới có thời gian. Hãy tự hỏi liệu bạn có thói quen đơn giản nào mà bạn có thể lãng quên vì chúng thực sự không thể giúp bạn hồi phục lại, như dán mắt vào TV cho đến khi ngủ quên hoặc dọn dẹp nhà cửa một cách ép buộc.

Bao nhiêu hoạt động là phù hợp, khi con bạn đang dần lớn lên và thích thú hơn với thế giới bên ngoài? Hầu hết các chuyên gia về phát triển trẻ nhỏ đều nhấn mạnh sự điều độ. Bé 2 tuổi không cần nhiều hơn 1 hoặc 2 hoạt động dã ngoại một tuần. Bé cũng không cần nhiều buổi chơi cạnh các bạn khác. Những phụ huynh phải đi làm thích con mình có những ngày được sắp xếp sẵn một cách hoàn toàn để họ chẳng phải làm gì cả. Nhưng ở độ tuổi này, chơi tự do, không có người lớn chơi cùng và chơi ngoài trời có thể dễ dàng hình thành thói quen hàng ngày của bé. Có nhiều thời gian cho học tập, thể thao và công việc xã hội bận rộn trong tương lai.

Bé có thể mạnh bạo hơn (và ngày càng thích) chơi với nước. Tuy nhiên, bạn  cần phải luôn luôn để mắt đến bé khi ở bể bơi hoặc ở những nơi có nước và việc cho bé học bơi có thể giảm bớt lo lắng cho bạn? Các chương trình dạy bơi cho trẻ là một cách tuyệt vời để cho trẻ làm quen với nước và tập thể thao. Hãy nhớ rằng, những bài học chính thức thường không được khuyến cáo cho đến khi bé được 3 tuổi trở lên, vì hiếm khi có thể dạy trẻ nhỏ bơi tốt để có thể coi là an toàn khi ở dưới nước

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này