29 tháng tuổi

29 tháng tuổi: bé học cách biết chia sẻ

29-thang

Bây giờ, bé có thể nhớ được nhiều thứ hơn, thậm chí bé có thể nhớ được từng chi tiết nhỏ như: chú bạn Nam có râu, bạn Hà hôm nay mặc áo màu xanh có hoa… Lúc này, bạn có thể giúp bé ghi nhớ bằng cách đưa ra các câu hỏi để bé nhớ lại những gì bé đã nhìn thấy trong ngày.

Trò chơi trí nhớ

Càng ngày bé càng nhớ được nhiều! Và hiện tại, bé đang phát triển cách tư duy gọi là bố trí không gian, hoặc tư duy biểu tượng. Về cơ bản nó nghĩa là bé có thể thấy được sự vật, sự việc bằng con mắt trong ý nghĩ. Vì kinh nghiệm và thói quen tạo ra những liên kết mới trong bộ não nên bé có thể gọi tên được tốt hơn những hình ảnh bé đã được nhìn thấy như: con gấu đã bị mất trông như thế nào? Đường đến nhà bà, kem và bánh trong bữa tiệc tối qua ra sao?

Bạn hãy giúp bé lưu giữ ký ức và trí nhớ bằng cách, hỏi bé về những gì bé biết: “Ba hay nói với con chúc ngủ ngon như thể nào nhỉ?”. Hãy để bé nhớ lại những chi tiết: “Con đã ăn kem vani hay kem sô cô la nhỉ?” Vào buổi tối, hãy ôn lại một ngày với bé: “Và sau đó chúng ta đã làm gì nhỉ?” để giúp bé rèn luyện trí nhớ.

Các đối phó với tiếng khóc “nhai nhải” của bé

Bạn đã từng nghe thấy một thứ âm thanh mới trong nhà – một âm thanh gây phiền nhiễu, ghê tai do bé kêu? Tiếng khóc nhai nhải là để nói lên một đứa bé đang tập nói khóc – không cần nói mà vẫn biểu lộ được sự chán nản và thiếu kiên nhẫn của mình. Thông thường, bé không nhận ra rằng mình đang khóc ư ử và đó chỉ là cách bé tiết lộ cảm xúc của mình. Ư ử có thể nhanh chóng phát triển thành một thói quen khó chịu, vì thế tốt nhất là bạn có thể ngăn chặn nó ngay từ đầu.

Cách thiết yếu nhất là bạn phải kiên quyết. Nếu bé nhai nhải ăn vạ đòi cái gì và bạn chỉ cần đưa cho một lần, rất có thể sau này bé tiếp tục ăn vạ, thậm chí càng ngày càng hét to và lâu hơn, bởi vì bé biết rất có thể bạn sẽ tiếp tục đáp ứng bé. Chiến thuật khác là hãy chỉ ra cho bé biết cái tiếng kêu của bé mới khó chịu làm sao, bằng cách bắt chước lại âm thanh đó để cho bé nghe, đây là cách hay để biến tiếng khóc nhai nhải thành tiếng cười rúc rích. Hoặc bạn có thể giả vờ rằng, không thể giúp gì được bé: “Con đang dùng giọng gì thế, mẹ không hiểu!”. Hãy thông cảm với cảm giác ẩn chứa sau tiếng kêu đó và sau đó chuyển hướng bé: “Mẹ biết con không muốn ngủ bây giờ phải không? Con đang tràn đầy năng lượng, nhưng giọng của con làm mẹ đau tai quá.  Bây giờ, hai mẹ con hãy cùng nhảy lò cò 10 bước và sau đó đọc sách nhé!”.

 

Giúp bé học cách biết chia sẻ

Việc tranh giành một món đồ chơi thường xảy ra khi hai đứa bé ở độ tuổi này chơi với nhau. Chúng có thể quyết liệt bảo vệ đồ của mình và sự chia sẻ là một kỹ năng mà sẽ không có được một cách tự nhiên trong vài ba năm tới. Trong khoảng thời gian này, bạn hãy giúp bé học:

Hãy làm mẫu việc chia sẻ và dùng từ “chia sẻ”: “Con có vui lòng chia sẻ chiếc bánh của con không?”

• Dừng các cuộc tranh giành lại bằng cách, mang vật mà trẻ đang tranh giành nhau đi rồi hướng trẻ vào đồ vật khác: “Cái ô tô cần được nghỉ ngơi rồi đó!  Các bạn có muốn thổi bong bóng không nào?”.

• Thường xuyên chỉ cho bé khi thấy các anh chị lớn đang chia sẻ với nhau.

• Giấu những đồ chơi ưa thích của bé khi những bé khác đến chơi. Hai đứa sẽ không muốn để người khác dùng đồ mà bọn trẻ cực kỳ yêu thích.

• Hãy cung cấp những hoạt động cho buổi chơi chung (playdate) có liên quan đến những hoạt động chia sẻ mà mỗi bé có thể tự làm được, giống như chơi với đất sét hoặc vẽ tranh.

• Khen bé khi biết chia sẻ. Sự động viên tích cực là một cách giáo dục tuyệt vời đối với bé.

Sự lặp lại là chìa khoá của thành công

“Lại nào! Một lần nữa!” Bộ phim hoạt hình Teletubbies có câu thần chú này vì một lý do: Một dấu hiệu tiêu biểu của độ tuổi này là sự lặp lại. Bé yêu của bạn có thể muốn ăn đi ăn lại những đồ ăn giống nhau, mặc cùng bộ quần áo ngày này qua ngày khác, hoặc làm điều gì đó theo thứ tự giống nhau chính xác. Hãy nhớ rằng, bé đang cố tìm hiểu ý nghĩa của thế giới và việc giữ những đồ vật nhất định một cách ổn định là cách bé thực hành một chút về sự kiểm soát tất cả những sự nhốn nháo của cuộc sống. Những thói quen này mang lại sự thoải mái cho bé.

Điều đó nói rằng, sự cứng nhắc có thể gặp phải khó khăn khi dạy bé. Hãy tận hưởng những hành vi như vậy khi nó thực sự không phải là một vấn đề lớn. Nhưng, nếu những yêu cầu của bé vô lý hoặc không phù hợp (muốn xem ti vi trong lúc ăn tối, bắt khách phải ra khỏi “ghế của bố”), hãy từ chối một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Bạn có thể gây ra cuộc đấu tranh giữa 2 mẹ con, nhưng cuối cùng bạn lại là người bực tức mà thôi.

 

Tại sao lại có sự quay ngược trở lại?

Không chỉ có sự phát triển cứ tiến triển trên một đường thẳng! Trong tất cả quá trình phát triển của bé, đôi lúc bé sẽ hơi tụt hậu một chút. Chẳng hạn, bé ngủ ngon cả đêm trong các tháng trước, bây giờ bắt đầu bật dậy vào lúc 3h sáng. Đã cai núm vú giả, giờ bé lại thèm và dùng đến nó. Hoặc bé đã sớm được huấn luyện ngồi bô, nhưng đột nhiên lại chẳng may gây ra “sự cố”.

Sự tụt lại xảy ra vì nhiều lí do. Đôi lúc, bé sẽ tập luyện rất chăm chỉ một kỹ năng nào đó mà bé để tụt hậu lại kỹ năng khác. Sự căng thẳng (trong dịp lễ, một người trông trẻ mới, mẹ đi làm trở lại) hoặc sợ (bóng tối, xa mẹ) cũng có thể là một tác nhân gây nên điều này.

Khi bé bị tụt lại, hãy tăng cường cảm giác an toàn và dễ chịu cho bé, chứ đừng làm to chuyện. Tốt hơn là nhường nhịn với một giới hạn, ví dụ: “Được rồi, hôm nay con có thể mặc áo này và chúng ta sẽ mặc quần đùi vào ngày mai”. Trẻ em có thể đuổi kịp và sớm bỏ được bất kỳ hành vi “trẻ con” mà chúng vừa thực hành lại.

Nếu bạn thực sự quan tâm, hãy đề cập các hành vi tụt hậu này với bác sĩ. Hiếm khi, một rối loạn thể chất có thể làm mất các kỹ năng trước đây đã có của bé.

 

Cuộc sống của bạn

Bạn có thể tìm hiểu về chiến lược kỷ luật nào phù hợp nhất cho bạn. Nhưng đây là cách mà bạn đừng bao giờ nên dùng: Đừng lấy đi thứ yêu thích của trẻ (gấu, búp bê, chiếc chăn nhỏ hoặc những vật yêu thích dỗ dành bé khi ngủ) như một sự trừng phạt. Đừng đe doạ như vậy. Đồ vật thân yêu là biểu tượng sức mạnh của bạn và là nguồn giúp bé thoải mái nhất. Dù có tức thế nào hoặc bạn muốn dạy bé điều gì đi nữa cũng đừng làm lộn xộn các thứ để thu hút bé như thế.

Giờ tắm có thể là khoảng thời gian để gắn bó hai mẹ con, để thư giãn và chơi đùa. Hãy mang vào thật nhiều loại đồ chơi với nước khác nhau như những chiếc hộp hoặc ca nhựa để bé có thể nhúng, đổ và giả vờ làm tiệc trà. Có những trường hợp, bé tắm khá vui vẻ nhưng vào ban đêm lại sợ hãi. Nếu bé có sự ác cảm đột ngột với việc tắm, bạn có thể làm như sau:

• Tắm cùng với bé. Bạn có thể bế giữ bé để giúp bé cảm thấy an toàn hơn.

• Tắm bằng vòi hoa sen. Một số bé thích đứng dưới “mưa” (Số khác lại sợ).

• Tập tắm với bọt sữa tắm. Bọt có thể khiến bé lơ đãng giúp bạn tắm cho bé dễ hơn, nhưng phải nhớ dùng loại an toàn với bé.

• Mua đồ chơi giải trí trong giờ tắm cho trẻ. Các cửa hàng đồ chơi có thể có bán những hộp đựng sữa tắm phun tia, “bút màu” có thể vẽ lên ống nước và rửa đi dễ dàng, hoặc loại bồn tắm chảy nước có màu sắc.

• Lúc đầu chỉ dùng một lượng nước vừa đủ, rồi càng ngày càng tăng dần lên cùng với mức độ thoải mái của bé.

Nếu bạn có kế hoạch đưa trẻ đến trường mầm non, đừng đợi đến khi bé được 3 tuổi mới bắt đầu xây dựng kế hoạch sơ bộ. Bạn có thể nghĩ rằng, còn quá sớm nhưng nhờ có kế hoạch trước nên bạn sẽ có thể điều tra được đầy đủ các trường trong khu vực nhà bạn. Các trường mầm non có thể khác nhau khá nhiều về hướng giáo dục, chính sách và mức độ tham gia của phụ huynh mà bạn mong đợi. Hãy nói chuyện với những phụ huynh khác và đến thăm các trường đó để tìm hiểu những điều kiện phù hợp với gia đình mình. Một lý do khác để bắt đầu sớm là: Một số trường có hàng dài danh sách chờ hoặc yêu cầu phỏng vấn và bạn cần đăng ký với họ.

Trải qua những đêm phải xa bé dường như bây giờ còn khó khăn hơn nhiều, bé lớn hơn và có khả năng thể hiện lời nói (“Đừng đi!”). Nhưng, cũng không có vấn đề gì nếu bố mẹ đi vắng. Nếu bạn đang nghĩ về nơi sẽ đi, chắc chắn rằng bạn sẽ không gây nguy hiểm gì cho bé đâu. Khoảng thời gian xa cách ngắn có vẻ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khi bạn rời đi, nhưng bé có xu hướng quên đi nhanh chóng đủ đến khi bạn quay trở lại – và kinh nghiệm này giúp trẻ có từng bước tiến tới độc lập hơn, học cách có thể vượt qua khi phải xa mẹ trong thời gian ngắn.

Trẻ con đã có kinh nghiệm phải xa mẹ trở nên tự tin và an toàn khi bạn đi vắng, đặc biệt ở độ tuổi này, bởi vì trí nhớ của chúng đã tốt hơn và chúng biết rằng bạn sẽ quay trở về. Hãy giao bé cho người trông trẻ, hoặc người thân mà bạn tin tưởng, hãy trấn an bé rằng bạn sẽ về sớm và đừng cố nói với trẻ về việc bạn trở về nhà.

Khi thời tiết xấu, không thuận tiện cho các trò chơi ngoài trời có thể khiến bạn cảm thấy không biết làm gì với đứa con nghịch ngợm của mình? Hãy tìm ra hướng tích cực nhất bằng cách, đi thăm các bảo tàng hoặc phòng tập thể thao cho trẻ em ở địa phương.

Nếu ở nhà, hãy tạo ra các chướng ngại vật bằng đệm ở sofa và gối để cho bé trèo qua. Trùm một chiếc chăn lên bàn để tạo thành “hang động” hay “nhà.” Mẹ và bé cùng nhau nướng bánh quy, hoặc bánh mỳ và để bé giúp những việc như đổ, pha trộn và nặn bánh. Hoặc quyết định tiếp tục ra ngoài và đối mặt với các yếu tố của thời tiết. Mặc đồ thích hợp, bé sẽ hoàn toàn an toàn trong mưa và sẽ khám phá ra nhiều điều mới khi đi trên đường.

Theo mangthai, mevabe, webtretho, babycenter, babyzone, gurgle, meyeucon

Đăng ký nhận mail hàng tháng về sự phát triển của bé tại đây

Chúng tôi sẽ gửi mail cho bạn hàng tháng vào ngày sinh của bé với nội dung tư vấn về sự phát triển của bé từng tháng tuổi

Thông tin chăm sóc bé được up liên tục trên facebook: https://www.facebook.com/hikidshopvn
Vui mừng chào đón các bố mẹ ghé thăm

Bình luận về bài viết này